Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

2. Đông chiến tuyến xảy ra đại chiến, Lục Tốn tìm cách phá Tào Chân.



Gia Cát Lượng sau khi rút về Hán Trung không lâu, giữa Tào Ngụy và Đông Ngô, lại phát sinh một sự cố rất lớn.

Vào tháng 5 năm Kiến Hưng thứ 6, Ngô Vương Tôn Quyền để giải trừ sự uy hiếp lớn ở chiến tuyến phía đông, quyết tâm đột kích vào đội quân vũ trang của Thái thú Tào Hưu ở Dương Châu.

Tào Hưu tên chữ là Văn Liệt, là cháu của Tào Tháo lúc hơn 10 tuổi, tập hợp mấy chục hương dũng, đến Tiều huyện hưởng ứng việc Tào Tháo cử binh đánh Đổng Trác, Tào Tháo thấy thế rất vui mừng thường nói: “Đấy là ngựa thiên lý của nhà ta vậy”. Xem như con, lại từng để ông ta chỉ huy đội cận vệ của Tào Tháo gọi là “Hổ báo kỵ”, có biểu hiện rất xuất sắc, trong chiến dịch Hán Trung, Tào Hưu lại có lần lập kỷ lục đánh bại được danh tướng Thục Hán là Trương Phi, nên rất nổi danh. Tào Phi sau khi xưng đế, bổ nhiệm làm lĩnh tướng quân, lại phong làm Đông Dương Đình Hầu. Sau khi Hạ Hầu Đôn mất, Tào Hưu được làm Trấn nam tướng quân trở thành quan lớn cao nhất về hành chính phòng vệ kinh thành. Tôn Quyền sai tướng lĩnh mang quân đến đóng ở Lịch Dương, dự tính uy hiếp sự phòng thủ của Tào Ngụy ở đông chiến tuyến, Tào Hưu tự mình dẫn quân đánh phá, không lâu trong trận Đông Phổ, đã phá được đại quân của Lã Phạm là danh tướng Đông Ngô, được phong làm Dương Châu mục, phụ trách phòng thủ ở chiến tuyến thứ nhất ở chiến trường phía đông.

Tào Tuấn lên ngôi, Tào Hưu lại đánh bại được đạo quân của đại tướng Đông Ngô là Thẩm Đức đóng đồn ở Vu Hoàn (tỉnh An Huy) các tướng Đông Ngô như Hàm Tống, Địch Đan đều rối rít xin hàng. Tào Hưu bởi có quân công được thăng làm Đại tư mã, vẫn giữ chức Dương Châu mục.
Bởi Tào Hưu thanh thế mau chóng bành trướng, việc phòng thủ ở đông chiến tuyến của Đông Ngô gặp phải áp lực chưa từng có, phòng tuyến mà Lã Mông và Chu Thái xây dựng nên cơ hồ hoàn toàn tan rã, khiến Tôn Quyền lấy làm đau đầu không thôi.
Thuận theo khí thế Tào Hưu đang mạnh, Tôn Quyền ngầm chỉ thị cho Thái thú Bà Dương là Chu Phường giả vờ đầu hàng, dẫn dụ quân Tào Hưu đánh Ngô, sau đó sẽ chặn đánh, để thực hiện kế hoạch này, Tôn Quyền tự mình đến Hoàn quận trông nom việc quân, điều Lục Tốn đang làm Tổng tư lệnh chiên tuyến phía tây sang làm Đại đô đốc ở chiến tuyến phía đông chỉ huy hành động quân sự lần này, lại lấy Chu Hoàn, Toàn Tông làm Tả hữu đô đốc, mỗi người chỉ huy một đạo quân 3 vạn người tùy thời chuẩn bị tập kích Tào Hưu khi tiến vào Hoàn quận.
Bởi tất cả đều thuận lợi, mà Tào Hưu có chỗ cao ngạo, tự nhiên hoàn toàn tin rằng Chu Phường đầu hàng, ông ta lập tức dẫn 10 vạn bộ kỵ binh hỗn hợp, kéo xuống vùng Hoàn quận ở phía nam tiếp ứng cho Chu Phường, dự tính sẽ vượt sông, tập kích vào đại bản doanh của Đông Ngô là kinh thành Kiến Nghiệp.
Tào Tuấn nhận được báo cáo, sợ Tào Hưu vào sâu vùng địch, có chỗ sơ hở, đặc biệt phái Tư Mã Ý đang chỉ huy quân Kinh, Dự, tiến quân đến Giang Lăng để tiếp ứng, lại phái Giả Quì đánh vào trận địa Nhu Tu khẩu ở Đông Quan, ba đường cùng tiến, để giảm nhẹ áp lực cho Tào Hưu.

Tào Hưu sau khi đến Hoàn quận, không thấy Chu Phường tiếp ứng lại không ngừng bị Chu Hoàn và Toàn Tông đột kích biết ngay rằng đã trúng kế. Nhưng ông ta cho rằng mình có binh lực hơn hẳn, nếu bởi thế mà rút binh chẳng khác gì khiếp đảm, bèn quyết tâm cùng với quân Ngô tiến hành một trận quyết chiến.
Chu Hoàn đề nghị với Tôn Quyền, mai phục ở Giáp Thạch, Quải Xa, tập kích Tào Hưu, nếu thừa thắng sẽ đuổi dài lên phía bắc, đến lấy Thọ Xuân, trực tiếp uy hiếp Tào Ngụy ở Hứa Đô và Lạc Dương. Tôn Quyền trao đổi với Lục Tốn, Lục Tốn cho rằng rất mạo hiểm, Tôn Quyền khéo léo từ chối đề nghị của Chu Hoàn.
Cũng có nhà sử học cho rằng, Lục Tốn sợ Chu Hoàn lập được công lớn, cướp lấy ngôi đầu bảng, mới cố ý phản đối, nếu không kế hoạch của Chu Hoàn đã có thể thi hành được.
Song Lục Tốn vốn là người khí chất, không đến nỗi như thế, việc này cũng giống như Gia Cát Lượng và Ngụy Diên chọn đường bắc phạt: Một người muốn đánh thẳng vào doanh lũy, dần dần sẽ đánh lâu dài, còn một người thì gắng cầu an toàn, chủ trương đánh ngắn ở những nơi có thể.
Do bản doanh chính của Tào Ngụy như Lạc Dương, Hứa Đô, Nghiệp Thành, đều ở đông về chiến tuyến phía đông như Tào Hưu, Tư Mã Ý, Giả Quì, Mãn Sủng đều được chọn kỹ là tuấn kiệt đương thời, về mưu trí và thao lược, hơn hẳn các tướng ở chiến tuyến phía tây như Tào Chân, Trương Cáp, Quách Hoài, và Hác Chiêu, chiến thuật táo bạo của Chu Hoàn, thực ra là rất khó thi hành thông suốt, đối với Lục Tốn sự phản đối chính là ở đấy.
Thượng thư Tưởng Tế dâng thư lên Tào Tuấn nói: “Tào Hưu vào sâu vùng địch, đối đầu với tinh binh của Tôn Quyền, Lục Tốn bị đại quân của Chu Nhiệm đuổi theo phía sau, xem ra hình thế khá bất lợi, nên mau chóng có chuẩn bị”.
Tiền tướng quân Mãn sủng cũng dâng biểu nói rõ: ‘‘Tào Hưu tuy khéo dùng binh, song ông ta vẫn chuyên chiến thuật kỵ binh ở đồng nội, nay mang thân đên đất Hoàn lắm sông ngòi hồ đầm, dễ tiến mà khó rút, nếu càng vào sâu thì càng khó khăn hơn. Bởi thế phải phòng ngự hữu hiệu”.
Không lâu Tào Hưu và Lục Tốn giao chiến ở vùng Thạch Đình, Lục Tốn tự mình ở trung lộ chỉ huy giao chiến chính sự, lệnh cho Chu Hoàn, Toàn Tông từ hai cánh trái phải tập kích vào quân Tào Hưu. Đạo quân hỗn hợp bộ kỵ binh của Tào Hưu, thực tế không chuyên tác chiến ở sông hồ, bởi thế mà bị đánh đại bại, phải rút về vùng Giáp Thạch, số tử thương đến hơn một vạn người, vài vạn cỗ xe bò ngựa đều bị bắt, quân trang khí giới cơ hồ hoàn toàn bị mất cả.
Khi đạo quân của Giả Quì tiến đánh Nhu Tu Khẩu, phát hiện quân giữ không nhiều, lại cậy hiểm mà không ra đánh, bèn phán đoán Đông Ngô nhất định tập kết ở đất Hoàn, Tào Hưu nếu vào sâu như thế, ắt bị đánh bại. Bởi thế mau chóng đến chi viện, chưa đến nơi thì được tin Tào Hưu đã bị đánh bại ỏ Thạch Đình, trước mắt đang rút về Giáp Khẩu.
Các tướng lĩnh của Giả Quì cho rằng đại thế đã mất, nên mau chóng rút quân, để tránh bị tập kích. Song Giả Quì cứng cỏi nói rằng: “Tào Hưu binh bại ở vùng địch, đường rút có thể bị ngăn cản, rõ ràng tiến không thể thắng, rút chẳng thể hết khốn khổ. Quân Đông Ngô ắt toàn lực nghĩ đến tiêu diệt chúng ta, chẳng thể đến động tĩnh xung quanh. Lúc này, chúng ta càng phải mau chóng đến chi viện, nhân lúc xuất kỳ bất ý, chính là chiến thuật “đến trước đoạt lấy tâm tư”. Nếu như sợ việc, Tào tướng quân có thể sẽ bị toàn quân tan rã”.
Giả Quì lập tức đuổi đến Giáp Thạch, lại dùng nhiều cờ trống để làm nghi binh, quân Đông Ngô quả nhiên không dám tiến gấp, bại quân của Tào Hưu mới bởi thế mà thoát hiểm rút về phương bắc được. Tào Hưu và Giả Quì vẫn không hoà thuận với nhau, hai người rất ít nói chuyện, song trong nguy cơ lớn lần này, Giả Quì lại kịp thời cứu được Tào Hưu cùng đạo quân của ông ta.
Tào Tuấn đối với việc đại bại nghiêm trọng lần này, còn chưa chỉ trích, song Tào Hưu tự mình lấy làm xấu hổ lỗi lầm, không lâu bị lên nhọt hậu bối, không chữa mà qua đời. Tào Tuấn lấy Mãn Sủng làm Lương Châu mục, trông coi đạo quân Tào Hưu.

Để bổ sung binh lực tan rã của đông chiến tuyên, sắp xếp lại đội quân Tào Hưu để lại, Tào Tuấn phải điều về không ít quân lính từ Quan Trung, bởi thế khiến tây chiến tuyến xuất hiện lỗ hổng phòng ngự lớn.
Sau khi tiếp được tin tình báo như thế, Gia Cát Lượng cho rằng cơ hội lại đến rồi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.