Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

4. Đuổi theo quân rút chạy, Trương Cáp phải bỏ mình



Hai bên nhùng nhằng đến tháng 6, việc cung ứng lương thực của Gia Cát Lượng rơi vào khó khăn nghiêm trọng. Trâu gỗ mới thiết kế cố nhiên có công hiệu, rốt cuộc vẫn là tốc độ rất chậm, Gia Cát Lượng từ Vũ Đô đến Kỳ Sơn, từ Kỳ Sơn đến Lỗ Thành và Nhai Đình, chiến tuyến kéo dài, khiến cho Lý Bình phụ trách việc vận chuvển lương thực cảm thấy rất khó khăn.

Không lâu, tham quân Mã Trung và đốc quân Thành Phan khẩn cấp đến tiền tuyến Lỗ Thành, yêu cầu được gặp Gia Cát Lượng, thay mặt Lý Bình truyền đạt khẩu dụ của hậu chủ Lưu Thiện, biểu thị công tác hành chính hậu phương có vấn đề nghiêm trọng, lương thực và trang bị cung ứng có khó khăn, hy vọng Gia Cát Lượng sớm rút quân để cùng bàn bạc lại.
Gia Cát Lượng đang phiền não bởi lương thực cung ứng không đủ, nghe nói hậu phương có vấn đề, cũng thấy rằng miễn cưỡng không được, bèn khẩn cấp hạ lệnh rút quân.
Thấy Gia Cát Lượng đột nhiên rút quân về, Tư Mã Ý phán đoán quân Thục đã cạn lương, lòng quân ắt không ổn định, nếu như nhân cơ hội truy kích, có thể rửa được mối nhục Ngụy Bình bị đánh bại. Bởi thế ông hạ lệnh cho Trương Cáp dẫn đội tiền quân, sắp xếp thành một đội kỵ binh hoả tốc đuổi đánh. Tam quốc diễn nghĩa có chép, nghe nói Gia Cát Lượng rút quân, Trương Cáp muốn chủ động đuổi đánh, Tư Mã Ý ra sức ngăn cản, song Trương Cáp kiên trì ý kiến của mình, dẫn đến bị mai phục phải bỏ mình. Ghi chép của lịch sử lại tương phản, Tư Mã Ý hạ lệnh đuổi đánh quân Thục đang rút lui, Trương Cáp lấy binh pháp Tôn Tử đã nói “quân chạy chớ đuổi” để phản đối, song Tư Mã Ý không chịu nghe, Trương Cáp đành phải gắng làm theo.

Cứ theo cá tính của Gia Cát Lượng, thì ở lúc nguy cấp trước mắt ông ta vẫn làm theo thứ tự. Sau chiến dịch Nhai Đình, ngoài việc quân Ngụy Diên ở xa có tổn thất lớn, quân sĩ còn lại nói chung đều rút lui an toàn, từ đấy có thể thấy Gia Cát Lượng khá hiểu rõ bại mà không loạn. Tư Mã Ý lần đầu giao đấu, đánh giá thấp năng lực của Gia Cát Lượng ở mặt này, muôn nhân cơ hội mà thu được một chút chiến lợi, lại tạo thành bi kịch của quân Tào Ngụy chưa từng có. Do Vương Bình ở Kỳ Sơn vẫn có ưu thế tuyệt đối, Gia Cát Lượng nói chung không phải lo lắng đường về bị cắt đứt, bởi thế ông ta xuống chỉ thị cho quân Cao Tường bao vây ở Nhai Đình rút quân trước. Quách Hoài và Phí Diệu tuy tạm được giải vây, song việc liên hệ với quân lính chủ lực bị gián đoạn lâu ngày, Quách Hoài cẩn thận không dám một mình hành động, để quân Thục ỏ Lỗ Thành bị áp lực không lớn mau chóng rút lui có trật tự. Song Gia Cát Lượng lo lắng Tư Mã Ý hoặc Quách Hoài, sau khi xác định quân Thục rút lui, sẽ nhân cơ hội đuổi đánh, bèn tự mình đi chặn hậu, sắp đặt ở trên núi Mộc Môn số lớn cung nỏ, phối hợp với những cỗ nỏ liên châu mới cải tiến, muốn thử uy lực sát thương. Cứ theo ý định của Gia Cát Lượng trước đó, chỉ là tạo uy phong tàn sát quân Ngụy đuổi theo, đánh vào tinh thần binh sĩ, để họ không dám đuổi nữa mà thôi, lại chẳng ngờ câu được một con cá lớn.

Trong chiến dịch tấn công và phòng thủ này, Trương Cáp ở đây khá có uy phong, lại có không ít ấm ức, tâm lý rất bất bình. Lại thêm lần đầu phối hợp với Tư Mã Ý, mọi việc đều bị hạn chế, một khối bực tức chưa có chỗ giải toả, lại bị cưỡng chế sai khiến đuổi đánh quân Thục đang rút lui, bởi thế cơ hồ mà xông thẳng phía trước, không lo đến tính mệnh, ví như đến tận khe núi cũng chưa phải đặc biệt cảnh giác, để đến nỗi bị tập kích bất ngờ của quân Gia Cát Lượng đi chặn hậu. Đối với vũ khí truyền thống nói chung, cứ theo kinh nghiệm tác chiến của Trương Cáp, sẽ chẳng có gì đáng lo ngại, song nỏ liên châu có uy lực rất lớn, một lần bắn ra hàng chục mũi tên, có ngăn cản cũng không được. Trong lần công kích đầu tiên, chân phải Trương Cáp bị trúng tên, ngã lăn xuống ngựa, khiến ông ta giận dữ hét to một tiếng, phẫn nộ xông lên trên núi mà chém giết, không được chốc lát đã chết trong trận mưa tên, danh tướng bậc nhất nước Ngụy khiến Gia Cát Lượng phải đau đầu đã phải bỏ mình bất ngờ như vậy. Đội quân kỵ binh mà Trương Cáp dẫn theo cũng cơ hồ hoàn toàn bị tiêu diệt.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.