Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

10. Khiếm khuyết trong việc bảy lần bắt bảy lần thả.



Những tình tiết dã sử và tiểu thuyết ở trên, tuy khá tường tận, lại cũng rất không hợp lý. Mấy trận đánh lúc đầu tổn thất của hai bên rất ít. Gia Cát Lượng không thấy được là đủ, lại phát động năm lần bảy lượt giao chiến tạo thành thương vong nghiêm trọng về binh mã cả hai bên. Về mặt chính trị mà nói, tạo ra thù hận càng nhiều, lại càng bất lợi mới đúng. Mấy trận đánh sau này, từ góc độ gì mà xem cũng đều không cần thiết. Lại nữa Đóa Tư Đại Vương, Mộc Lộc Đại Vương, Chúc Dung phu nhân, Ngột Đột Cốt, những nhân vật này được tạo ra hiển nhiên được tiểu thuyết hoá, chẳng những có chỗ tô vẽ, tên người, tên đất, đều cực kỳ quái dị, về ghi chép cũng thiếu tính cẩn thận và tính hợp lý của sự thực lịch sử.

Bản đồ chỉ vẽ bình Man của Lã Khởi tuy có thấy lịch sử ghi chép, song nội dung thực tế cũng đã sai lệch với nhau. Trong tiểu thuyết có nói đến “bản đồ chỉ vẽ”, hiển nhiên có những chỗ khiên cưỡng. Sự xuất hiện của nhân vật, lại mâu thuẫn với sự thực lịch sử, Triệu Vân, Nguỵ Diên nắm quân chủ lực của Thục Hán, phải bố trí ở phương bắc và phương đông để đối phó với Tào Ngụy và Đông Ngô hùng mạnh mới đúng, sắp xếp họ thành những vai chính trong chiến dịch bình Nam, hiển nhiên là hư cấu của nhà viết tiếu thuyết vậy.
Những anh hùng thực sự trong chiến dịch bình nam như Mã Trung, Lý Khôi và sau này là Trương Nghi lại thành ra vai phụ không nổi trội.
Đối chiếu ghi chép lịch sử và tình tiết tiểu thuyết, đoạn miêu tả bảy lần bắt bảy lần tha, đích xác là khó tin theo hoàn toàn.

Lời bình của Trần Văn

“Tam quốc diễn nghĩa” tuy già nửa là sự tô vẽ phi lịch sử, song La Quán Trung với ngọn bút tài hoa đã miêu tả như một nhà chính trị, quân sự, triết học và mưu lược học, đích xác đã khiến người ta phải cảm động, trách chi trong sự nghiên cứu của những nhà Tam quốc học, có không ít đối chiếu với “Tam quốc diễn nghĩa”.

Câu chuyện bảy lần bắt Mạnh Hoạch ở đây, đích xác có không ít cách nghĩ chủ quan của nhà tiểu thuyết, rất nhiều tinh tiết cũng là những sáng tác khiên cưỡng của dã sử. Song Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết về kỹ xảo vận dụng thao lược tựa hồ đã nắm được không ít tinh tuý của binh pháp học.

Thiên “Công quyền” trong“Úy Lạo Tử”có viết:
“Đánh không tất thắng chẳng thể dễ nói là biết đánh, chẳng có quyết tâm ắt phá được địch, chẳng thể dễ nói là công kích; nếu thuộc hạ mất đi lòng tin với lãnh đạo thì thưởng phạt gì cũng đều không có tác dụng, mọi người đã qui tụ thì không dễ tan; đã dẫn quân đi sẽ chẳng về không vậy. Phải đón đợi thời cơ, tiến đánh như cứu kẻ chết đuối, nếu thấy nơi quá hiểm trở thì không đánh: gặp khiêu chiến phải cẩn thận, nếu nóng nảy sẽ khó thu được thắnq lợi”.
Bảy lần bắt bảy lần tha tuy khó tránh khỏi có chỗ khoa trương tô vẽ, song sự chuẩn bị chu đáo về chiến thuật của Gia Cát Lượng, tất cả đều dự liệu trước so với Mạnh Hoạch, khiến ông ta đối mặt với thiên thời, địa lợi không thuận lợi, thậm chí khó khăn trùng trùng, vẫn có thể liên tục giành được thắng lợi, nguyên nhân chủ yếu chính là ở đấy; khi chỉ huy tác chiến, tối ky là do dự không quyết, sau khi hạ quyết tâm, phải dốc toàn lực thực hiện. Bởi thế khi truy tìm kẻ địch chẳng thể không xem như tìm kiếm trẻ lạc; khi đánh kẻ địch phải xem như vội vàng cứu người chết đuối vậy. Đại quân ỷ lại vào địa hình hiểm yếu, thì ý chí chiến đấu không tập trung; quân đội không chặt đứt được sự khiêu chiến của kẻ địch, ắt sẽ thiếu đi niềm tin quyết thắng; nếu quân lính chỉ dựa vào dũng mãnh mà không hiểu mưu lược nhất định sẽ thất bại.
Điều cần nói rõ ở đây, Gia Cát Lượng sở dĩ có thể nắm chắc được bảy lần bắt bảy lần tha, cũủng như Mạnh Hoạch tuy có điều kiện địa lợi rất tốt vẫn liên tiếp thất bại, nguyên nhân chủ yếu chính là như thế.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.