Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

5. Trương Tùng, Pháp Chính âm mưu nhường lại Ích Châu.



Chẳng qua, do địa thế Ích Châu hiểm yếu thế lực bên ngoài xâm nhập không dễ, đến cả đại quân Trương Lỗ ở Hán Trung gần kề gang tấc, cũng khó có thể đánh chiếm được đất Thục. Bởi thế chính quyền Lưu Chương được sự giúp đỡ của đại quân Đông Châu, vẫn kéo dài sự hấp hối chống chọi được mười mấy năm.

Năm Kiến An thứ 13, cũng là năm thứ 14, Lưu Yên từ trần, Lưu Chương kế tục, đã nổ ra cuộc chiến ở Xích Bích. Tào Tháo để mất Kinh Châu mới chiếm được, Lưu Bị và Tôn Quyền hiển nhiên đã khống chế hữu hiệu ở lưu vực sông Trường Giang, và tạo thành hình thế nam bắc đối kháng.

Tào Tháo không giành được thắng lợi ở phía nam, đã tích cực chuyển hướng sang Quan Trung ở phía tây và Hán Trung ở tây nam. Chẳng những Mã Siêu, Hàn Toại ở Quan Trung bị uy hiếp, đội quân Trương Lỗ ở Hán Trung cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp, tích cực chuẩn bị tác chiến.
Đối với Ích Châu mà nói nguy cơ tuy còn rất xa, song Lưu Chương thấy Trương Lỗ đáng gờm bị uy hiếp bèn nhân thể ném đá xuống giếng, giải quyết vấn đề Trương Lỗ. Ông ta tiếp thu đề nghị của các lão thần phái Bản Thổ là Pháp Chính và Trương Tùng, chẳng để ý đến chủ trương phản đối tham gia chiến tranh Trung Nguyên của Trương Nghiêm, thủ lĩnh đại quân Đông Châu vẫn giúp đỡ ông ta, ông ta chủ động phái sứ giả đến liên hệ với Tào Tháo, có ý phối hợp nam bắc cùng tấn công Trương Lỗ. Sứ giả Âm Phổ báo cáo rõ tình thế Ích Châu với Tào Tháo, khiến ông ta rất đỗi vui mừng, lập tức phong Lưu Chương làm Trấn uy tướng quân, người anh Lưu Mạo làm Bình khấu tướng quân. Không lâu sứ giả Ích Châu là Trương Túc mang khá nhiều cống vật đến dâng, Tào Tháo rất thích thú, bèn bổ nhiệm Trương Túc làm Quảng hán Thái thú. Nhưng đến sứ giả thứ ba là Trương Tùng thì lại nảy ra vấn đề mới.
Trương Tùng là em trai Trương Túc, người cao không đến 5 thước ta, diện mạo xấu xí, song học vấn rất uyên bác, biện luận giỏi giang, bởi thế thường cậy tài mà kiêu ngạo. Vào năm đó Tào Tháo mất một đứa con trai bé rất tuấn tú tên là Tào Xung, bởi thế việc chiêu đãi không khỏi có phần sơ lược và lãnh đạm.
Trương Tùng vẫn nhạy cảm về diện mạo của mình, rất không bằng lòng trước cử chỉ của Tào Tháo, cho ràng có ý khinh thường ông ta, khi trở về thâm tâm ngầm sang Giang Lăng yết kiến Lưu Bị. Nghe nói Trương Tùng mới đến, Gia Cát Lượng rất vui mừng, lập tức đề nghị Lưu Bị tiếp đãi đặc biệt, khiến Trương Tùng rất thoả mãn. Bởi thế, Trương Tùng về Thành Đô, đã không tiếc lời khen ngợi về cách đối xử của Lưu Bị ngay trước mặt Lưu Chương.

Trương Tùng nói với Lưu Chương rằng: “Tào Tháo tuy làm tể tướng triều đình thực ra là Hán tặc khinh nhờn Hoàng thượng, Lưu Dự Châu là hoàng tộc nhà Hán, với chúa công cùng một họ, thực là người nổi tiếng anh hùng, đến cả Tào Tháo cũng phải sợ ông ta; nếu chúng ta liên hợp chẳng những có thể chống chọi lại sự uy hiếp của Trương Lỗ, ví như Tào Tháo chẳng làm gì chúng ta được”. Lưu Chương vốn hay nghe theo, ý chí không định, cũng có ý bắt cá hai tay, bèn quyết định chọn một người khác, để tiến hành việc liên minh với Lưu Bị.
Trương Tùng tiến cử Pháp Chính để Quan Trung và Mạnh Đạt làm sứ giả. Tổ phụ của Pháp Chính là Pháp Chân còn gọi là Huyền Đức, là một đại sư nho học thời ấy, thực là người nổi tiếng khí tiết. Thân phụ của Pháp Chính là Pháp Diễn, từng làm quan Tư Đồ và Đình uý tả giám.
Năm Kiến An thứ nhất, Trung Nguyên bị đói kém nghiêm trọng, Pháp Chính trẻ tuổi và người bạn đồng hương là Mạnh Đạt, cùng vào đất Thục dựa vào Lưu Chương; song Lưu Chương đang bận tranh giành nội bộ, về căn bản không chiếu cố đến Pháp Chính. Rất lâu sau đó, mới theo đề nghị một số người, bổ nhiệm ông ta làm Tân quận lệnh, sau lại cho làm Quân nghị hiệu uý; song cuối cùng vẫn không trọng dụng, với một người có địa vị gia truyền như Pháp Chính, mà đãi ngộ như vậy tự nhiên có sự bất mãn sâu sắc.
Mạnh Đạt là người đồng hương với Pháp Chính, văn vũ toàn tài, rất có mưu lược, bởi giỏi quan hệ giao tiếp, trở thành người cung cấp tin tức chủ yếu cho Pháp Chính và Trương Tùng.
Gặp Pháp Chính, Trương Tùng nói: “Về việc này, Lưu Chương nhu nhược, thiếu tài cán điều hành, chẳng thể dựa vào được, Lưu Bị anh minh tài cán, Tào Tháo còn phải nể sợ, nếu kết giao với ông ta, đại sự có thể thành công”.
Lưu Bị mới gặp Pháp Chính, qua câu chuyện ban đầu rất đỗi vui mừng, kết làm chỗ thân tình; Pháp Chính cũng bị phong độ của Lưu Bị hấp dẫn, bèn nói rõ đề nghị của Trương Tùng với Lưu Bị, hy vọng sau này có may mắn cùng sáng tạo ra sự nghiệp lớn. Gia Cát Lượng lưu ý Lưu Bị nhận việc này mà hết sức bầy tỏ tính tích cực chủ động, tránh để người ta có ý nghi ngờ là mình có dã tâm. Lưu Bị bèn lấy tình cùng họ vói Lưu Chương, chỉ biểu thị mong muốn giúp đỡ mà không có ý đoạt lấy, khiến Pháp Chính, Mạnh Đạt càng thêm kính trọng Lưu Bị.
Sau khi về Thành Đô, Pháp Chính nói lại với Trương Tùng rằng, Lưu Bị có hùng tài, muốn được tôn phò, chỉ tiếc không có duyên may, có ý sắp đặt mưu kế chỉ đợi thời cơ hành động.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.