Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

13. Đi tìm sự thực của lịch sử



Người Trung Quốc là những người thích tô điểm, phần nhiều đam mê với tiểu thuyết chương hồi dạng võ đài tình tứ mà rất ít người thích tìm sự thực lịch sử.

Tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc tuy có không ít giá trị nghệ thuật song đa số lại là những sáng tác của văn nhân thất ý, đề tài câu chuyện thường lấy nội dung giảng tích cũ của các thầy đồ giảng sách.

Thực không may, những sách ấy chỉ là những ghi chép cửa miệng, lời lẽ dung dị, câu cú khoa trương để cảm động người ta, chỉ muốn bày tỏ những tình cảm chủ quan, không để ý đến thời gian, không gian, nhân tích và tính chất hợp lý.
Đã có không ít văn nhân cổ đại một đời chưa đến chiến trường, lại nữa thuở đó chưa có các máy ghi hình ghi lại thực cảnh của chiến tranh. Do hạn chế không nắm chắc được thực tế chiến trường, những tác giả ấy vung bút vô vẽ, cũng miêu tả chiến tranh nên cho thấy nhiều nét ấu trĩ. Bởi sự tương tượng của họ, sự kiện lịch sử trở thành ba phần là thực, bốn phần khoa trương, ba phần suy diễn thêm.

Những văn nhân ấy luôn theo quan điểm chính nghĩa biến nhân vật lịch sử thành ra người tốt và xấu kiểu võ đài. Song họ thiếu độc lập suy nghĩ thấu đáo nên những hình tượng nghệ thuật đưa ra không ít chỗ bất cập. Nhiều người đã quen hình dung theo những hình tượng nghệ thuật cũ, có rất ít người đi tìm sự thực để đính chính lại. Trong khi đó, những nhà viết lịch sử Âu, Mỹ, Nhật Bản đang cố gắng theo các góc độ tìm hiểu, chỉnh lý lại lịch sử của họ, bới tìm những tư liệu mới, xây dựng quan niệm mới, nhằm mục đích giảm cổ tri kim.
Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, có sắc thái truyền kỳ lịch sử dân gian, nó xây dựng nhân vật lịch sử theo chủ quan tô vẽ làm mất đi tính khách quan, làm méo mó sự thực lịch sử, bôi đen tô hồng hoặc thần hoá nhân vật.
Có một câu chuyện vui, một ông kia mê Tam quốc diễn nghĩa, ngày nọ uống rượu đã có phần lơ mơ cố cãi rằng trận Xích Bích, Tào quân có 100 vạn, bạn ông bảo chỉ có 60 vạn, hai bên cãi vã đang hăng, vì mê tam quốc trong lúc hứng bèn chạy ngay về nhà lấy cuốn Tam quốc diễn nghĩa yêu quý kia để chứng minh. Đang lúc rượu say lại thêm vội vàng không chú ý đạp chết thẳng cẳng đứa bé mới sinh cạnh giá sách, vợ ông ta vội la lớn rằng: “Thế là ông giết mất bé gái rồi”. Ông ta nghĩ đến đoạn Tam quốc kia gắt lên rằng: “Bốn mươi vạn đại quân của người ta còn bị nó xoá bỏ, một đứa bé gái thì đáng kể gì”.
Tuy chỉ là một câu chuyện vui bịa đặt, song cũng được miêu tả khá chân thực; dưới chính sách ngu dân trường kỳ, người Trung Quốc chẳng có cách gì biện giải đâu là thật, đâu là giả.
“Tam quổc diễn nghĩa”, “Thủy hử truyện”, “Kim bình mai”, “Tây du ký” được gọi là tứ đại kỳ thư của Trung Quôc song xét về giá trị nghệ thuật “Tam quốc diễn nghĩa” cũng có ba bản khá khác nhau. Thủy hử, Kim bình, Tây du, tuy cũng đề cập được một số nhân vật chân thực, song ở góc độ chủ quan cơ hồ đều từ sáng tạo mà ra khiến Tam Tạng Pháp Sư với Huyền Trang của thế giới thực hoàn toàn bất tương đồng, bởi thế không nói được nhân tính chân thực của họ Tam quốc diễn nghĩa có nhiều chỗ tương phản, tác giả cơ hồ đã vũ đài hoá nhân vật, giá trị nghệ thuật thấp, song đối với người Trung Quốc, nó lại càng có sức hấp dẫn hơn bởi phù hợp với tâm lý của họ.
Lịch sử Trung Quốc tuy có phong phú song tương đối đơn điệu cơ hồ chỉ có chính sử “Quan phương thuyết Pháp”, tiểu thuyết của văn nhân thất ý, thiếu đi những giác độ đi tìm sự thực lịch sử. Thời Xuân Thu chiến quốc bách gia chinh binh với sự gianh đua của các môn phái, từng biểu hiện những góc nhìn khác nhau về thời đại, lịch sử sau đó được ghi chép cơ hồ chỉ có “Hắc Bạch” hai bên rõ ràng.

Đành rằng sự thực của lịch sử cũng không phải là chân tướng dễ thấy, song nó có phần đúng vối nhân vật và hợp lý đôi chút. Có nhiều góc độ khác nhau, phương pháp khác nhau làm lộ ra sự thực lịch sử, để chúng ta có cơ hội tiếp cận với chân tướng của lịch sử, cũng nhờ đó chúng ta có thể hiểu quá khứ của Trung Quốc, để quan sát được rõ ràng hiện trạng Trung Quốc hiện tại, có thể từ những phát hiện ở đấy, giúp chúng ta tiến đến tương lai một cách hợp lý.
Với quan điểm như vậy, bút giả không nghĩ mình tài sơ học thiển, dám bạo gan đổi mới giác độ để xem xét các nhân vật lịch sử quen biết, hy vọng rằng việc ném gạch này có thể dẫn lại được ngọc quý ngày mỗi nhiều, để các sử học gia dân gian mở rộng tầm nhìn, khiến sự thực lịch sử của nước ta đượcchỉnh lý tốt hơn, làm sự thực lịch sử năm nghìn năm xa vời có thể sống lại, cũng để cuộc đời của bút giả còn lưu một nét khắc bé nhỏ. Đây cũng là tấm lòng của bút giả, chẳng ngại tận tâm tư lự lầm lũi trải qua những đêm dài, nỗ lực tìm tòi bởi muốn sáng tác một chút gì đó để lưu cùng bút mực trăm năm.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.