Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

2. Quyền thuật – Tính tình – Ý chí



Khương Duy là người kế thừa Gia Cát Lượng về mật quân sự sau này, cũng là người được Gia Cát Lượng đặc biệt đề bạt.

Khương Duy là người Thiên Thủy, vốn là một viên quan nhỏ ở quận lị của Tào Ngụy, khi Gia Cát Lượng bắc phạt lần thứ nhất, Khương Duy qui hàng, Gia Cát Lượng rất cảm mến tài năng, ngoài việc để ở bên mình làm tham mưu chủ yếu, lại phong ông ta làm Phụng nghĩa tướng quân, Khương Duy lúc đó mới 27 tuổi mà thôi.
Gia Cát Lượng trong thư gửi cho Trương Duệ và Tưởng Uyển vẫn khen ngợi Khương Duy là người trung cần với công việc, suy tư kỹ lưỡng, là kẻ sĩ hàng đầu của Lương Châu, hơn nữa lại mẫn cảm về quân sự, có can đảm, hiểu rõ binh pháp. Không lâu lại đề bạt làm Chinh tây tướng quân trở thành một tướng lĩnh quân sự quan trọng của vương triều Thục Hán. Trong cuốn sách của Trương Dực có tên là “Sử trát ký”, có so sánh đạo dùng người của Tào Tháo, Lưu Bị, anh em Tôn Quyền và Gia Cát Lượng. Ông ta cho rằng Tào Tháo dùng người thì tìm kiếm ở phương pháp, thậm chí nặng về quyền thuật. Lưu Bị thì nặng về cảm tính, về việc dùng người thì xem trọng tính tình phù hợp. Anh em Tôn Quyền hào kiệt, tìm kiếm người hợp với chí khí. Gia Cát Lượng thì tổng hợp cả ba mặt nêu trên.

Bởi vương triều Thục Hán ở nơi xa xôi, so với Ngụy Ngô thì lãnh thổ bé mà người thì ít, bởi thế Gia Cát Lượng càng phải chú ý đến, yêu mến nhân tài chỉ cần có tài năng một mặt ví như họ có khuyết điểm, cũng phát huy hết sở trưởng của họ. Ông ta với Ngụy Diên, Dương Nghi, Hứa Tĩnh, Lý Nghiêm, Lưu Lập, cách nhìn nhận là cơ thuật, có thể nói ít nhiều là quyền thuật.
Song về bản tính Gia Cát Lượng mà nói, ông ta vẫn thích những kẻ sĩ trung trực. Xem những hiền tài là cây cột trụ bền vững. “Xuất Sư Biểu” cũng nói đến thân hiền thần, xa tiểu nhân, ông ta cũng tiến cử với hậu chủ Lưu Thiện những người như Quách Du Chi, Phí Vỹ, Đổng Doãn, Hướng Sủng, và sau này là những trụ cột hàng đầu của triều đình như Trần Chấn, Trương Duệ, Tưởng Uyển; những người này tài cán có chỗ khác nhau, song tư tưởng phẩm cách đều là những kẻ sĩ trung trực, ông ta cho rằng gỗ tốt mọc ở rừng sâu, kẻ chân sĩ ở trong quần chúng. Bởi thế thường chú ý tìm kiếm các quan lại địa phương bình thường, những kẻ sĩ tài cán có kinh nghiệm.
Phương Hiếu Nhụ là nhà nho học lớn đời Minh, cho rằng Gia Cát Lượng làm thừa tướng, đã nỗ lực tiến cử hiền tài, các tể tướng từ Tần Hán đến nay cũng chẳng thể sánh kịp.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.