Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

2. Công tâm là đầu, phá thành là phụ.



Ở thời khắc then chốt này, Trưởng sử Vương Liên đã từng ngăn cản Gia Cát Lượng nam chinh mới vừa từ trần, Gia Cát Lượng vừa mất đi một cánh tay, một người nói thẳng, rất đỗi thương tâm, bất đắc dĩ phải lấy lão thần Hướng Lãng quen biết từ thời ở Kinh Châu kế nhiệm. Sau khi trao đổi hết mọi việc, Gia Cát Lượng từ biệt Hậu chủ, dẫn quân xuất chinh phương nam.

Hậu chủ hạ chiếu thưởng cho Gia Cát Lượng một lưỡi tầm sét mạ vàng, một cỗ xe chỉ huy có lọng che, lại thêm 60 hổ bôn hộ vệ, đã tượng trưng cho sự chịu ơn Vua mà xuất chinh. Văn vũ bá quan, thảy đều đến đưa chân. Chủ nhiệm ban tham mưu quân sự ở phủ Thừa tướng là Mã Tắc, từng làm Thái thú Việt Huề, đối với tình hình Nam Trung có hiểu biết rất sâu sắc. Đặc biệt sau khi người anh cả là Mã Lương từ trần, Gia Cát Lượng đối với Mã Tắc càng thêm gắn bó, bởi thế quan hệ hai bên rất thân thiết.

Hôm đó, Mã Tắc có đi tiễn chân, Gia Cát Lượng bèn thân mật hỏi rằng: “Ấu Thường (chỉ Mã Tắc) mấy năm lại đây chúng ta thường trao đổi ý kiến, thấy những lời can gián đưa ra có ý nghĩa đối với hành động quân sự nam chinh lần này, ngươi có ý kiến gì cứ nói rõ ra”.
Mã Tắc nói: “Các dân tộc thiểu số phía nam, vẫn cậy đất trời ở nơi xa xôi, lại có được sự hiểm trở về địa hình nên có thế cố thủ, từ xưa đến nay thường vẫn không phục tùng sự cai quản của triều đình. Nếu như nay ta dùng đại quân trấn áp họ, thì quân đội vừa rút đi, khó giữ họ không tiếp tục phản loạn.

Hành động viễn chinh lần này kể như thành công, song ngay sau khi thừa tướng cử binh bắc phạt, đối kháng với kẻ địch Tào Ngụy, thì những Nam tộc ở phía nam này, chỉ cần biết rõ binh lực chúng ta phân tán, chẳng có thực lực đối chọi với họ, lại sẽ mau chóng phản loạn, cứ như vậy, vấn đề này vĩnh viễn không giải quyết được.
Nếu như vội vàng tàn sát họ, để trừ hậu họa, chẳng phải là việc làm của người nhân đức phải có. Hơn nữa trong một thời gian ngắn cũng chẳng thể làm được, tin rằng đây nhất định chẳng phải là ý định của thừa tướng.
Theo thiển nghĩ của đệ tử, đạo lý của việc dùng binh, công tâm là đầu, phá thành là phụ, đánh về tâm lý là đầu, đánh phải dùng binh là phụ. Xin thừa tướng xét kỹ, mà sớm thu phục lòng người phương nam, để có được sự điều hành yên ổn dài lâu”.
Những lời nói này, thực hợp với ý nghĩ của Gia Cát Lượng, chẳng những thu nạp làm tinh thần chủ yếu của cuộc nam chinh lần này, hơn nữa đối vớiMã Tắc giỏi bàn luận kế sách quân sự, lại càng thêm ưa thích hơn, trách chi trong lần bắc phạt sau này, đã đặc biệt đề bạt, giao phó cho trách nhiệm quan trọng hàng đầu.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.