Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

1. Chính quyền họ Lưu, một họ lớn thời Tam Quốc. Chính quyền họ Tôn chiếm cứ Giang Đông, nghe nói là hậu duệ của Tôn Vũ, người đã viết binh pháp Tôn Tử.



Người sáng nghiệp là Tôn Kiên, phụ thân của lãnh chúa Tôn Quyền. Tôn Kiên là người Ngô Quận (nay thuộc Triết Giang), trong cuốn Biên niên sử “Tư trị thông giám” có chép, Tôn Kiên đã nổi tiếng từ năm Hỷ Bình thứ 3 đời Hán Ninh đế, trong những quần hùng đời Tam Quốc, kể thứ tự gần như Viên Thiệu, so với Tào Tháo thì sớm hơn 10 năm (theo Tư trị thông giám, Tào Tháo nổi tiếng vào năm Quang Hoà thứ 7 nhờ đánh dẹp quân Hoàng Cân).

Tôn Kiên tên chữ là Văn Đài, khi trẻ tuổi đã có biểu hiện lanh lợi vả vũ dũng. Năm 17 tuổi, có lần theo cha đến Tiền Đường, gặp ngay phải hải tặc Hồ Ngọc đang cướp bóc của cải công khai ở trên bờ sông, kẻ qua đường và thuyền bè đều không dám lại gần, Tôn Kiên nói với người cha rằng: “Bọn cướp này, có thể đánh được, xin được phép trừng phạt nó”. Không nghe người cha khuyên can, Tôn Kiên một đao nhảy lên bờ, với tay chỉ huy lung tung làm như có nhiều người đi theo. Bọn cướp biển thấy thế tưởng là có quan binh kéo đến, vứt cả của cải lại mà chạy bộ, Tôn Kiên đuổi theo, giết được một tên trong bọn thu lại được hết tài sản, bởi thế tiếng tăm lừng lẫy, quan phủ gọi ra cho làm Giá vệ. Năm Hỷ Bình thứ 2, Hứa Xương ở quận Cối Kê làm phản tự xưng là Dương Minh hoàng đế, có mấy mươi vạn binh mã, Thứ sử Dương Châu là Tang Mân đã đến đánh dẹp, song lại bị thua. Năm sau Tôn Kiên chủ động tập hợp một đội quân hương dũng, được mấy nghìn người, tăng viện cho Tang Mân. Bởi Tôn Kiên chiến đấu dũng mãnh không ai bằng, mấy lần đại phá quân giặc, không lâu dẹp được loạn Cối Kê, triều đình ban thưởng cho làm quan địa phương.

Khi Hoàng Cân khởi nghĩa Tôn Kiên chiêu mộ nghĩa binh ở Hạ Phì được mấy nghìn người, bèn gia nhập đạo quân của Chu Tuấn, bằng công lao giành được chức quan Biệt bộ tư mã, đấy là chức quan đáng kể đầu tiên của Tôn Kiên.
Năm Trung Bình thứ 3, Khu Tinh người Trường Sa tự xưng là tướng quân, khởi nghĩa với hơn 1 vạn binh mã, triều đình lệnh cho Tôn Kiên làm Thái thú Trường Sa, dẫn quân hỏi tội Khu Tinh, sau đó ông được phong làm Ô Trình Hầu; Tôn Kiên bởi thế mà có đạo quân riêng của mình. Khi Đổng Trác làm loạn, Tôn Kiên dẫn đạo quân của mình, từ Trường Sa đánh vào Tương Dương, lại tiến lên quận Nam Dương của Dự Châu. Ông ta chém chết Trương Tư, Thái thú Nam Dương đã không cung ứng lương thực cho quân cần vương, đến hội quân với Viên Thuật ở Lỗ Dương. Tôn Kiên đoạt được Nam Dương quận, tặng cho Viên Thuật, cho nên Viên Thuật bèn xin triều đình phong Tôn Kiên làm Phá Lỗ tướng quân bổ nhiệm chức Thứ sử Dự Châu (Dự Châu do quân đoàn nhỏ chiếm đóng, chức Thứ sử ở đấy chẳng có ý nghĩa gì, bởi thế đã có nhiều người lấy đó làm một chức vị không đâu tặng lẫn cho nhau). Trong quân đoàn Quan Đông, người tích cực hành động nhất trong việc đánh dẹp Đổng Thừa, ngoài Tào Tháo ra, chính là Tôn Kiên. Xét về công lao cụ thể, Tôn Kiên còn hơn cả Tào Tháo. Ông ta không những đánh thắng đại tướng tiên phong Từ Vinh của Đổng Trác mà trong chiến dịch tây tiến, lại một mình chém chết vô địch tướng quân Hoa Hùng, đến cả chiến tướng Lã Bố cũng chịu thua, khiến chính quyền Đổng Trác bị chao đảo.

Tháng 12 năm Sơ Bình Nguyên Niên, Tôn Kiên và thủ lĩnh các đội quân, cùng uống rượu trong doanh trại phía đông thành Lỗ Dương. Đột nhiên được tin báo mấy vạn kỵ binh và bộ binh của Đổng Trác, sẽ đánh Lỗ Dương. Tôn Kiên chẳng chút vội vàng, vẫn ngồi nguyên tại chỗ, chỉ huy bố phòng của quân sĩ. Sau khi mọi người đã vào vị trí chiến đấu, Tôn Kiên mới đứng dậy, dẫn những người thân tín nhất vào thành, thảo luận việc tác chiến. Thuộc hạ thấy ông ta trong lúc nguy cấp như thế, vẫn cười nói mà chỉ huy, chẳng thể không khâm phục.
Tôn Kiên lại cười mà nói rằng: “Ta đâu phải không khẩn trương, chẳng qua là nếu ta đứng lên đi khỏi chỗ ấy, ắt sẽ dẫn theo việc các binh sĩ vội vàng rút lui, như vậy sẽ tranh giành lẫn nhau, có thể bởi thế mà rối loạn, chư vị chẳng thể về lại được trong thành”.
Sau sự kiện này, Tôn Kiên nổi tiếng thiện chiến, lan truyền khắp toàn quốc. Bởi quân lực của Tôn Kiên rất lớn, dẫn đến sự nghi ngờ của Viên Thuật, xảy ra việc cố ý, chậm cung cấp lương thảo để cản trở việc tác chiến.
Tôn Kiên biết vậy rất bực tức, ông một mình một ngựa nhân khi đêm tối qua khỏi chiến tuyến, mau chóng đến thẳng doanh trại của Viên Thuật, thẳng thắn trách cứ việc làm sai lầm của Viên Thuật. Viên Thuật rất hổ thẹn liền hạ lệnh khẩn cấp bổ sung lương thảo. Tôn Kiên lại lập tức phóng ngựa về tiền tuyến trước khi trời sáng để chỉ huy tác chiến. Quân tâm bởi thế càng thêm hăng hái. Đổng Trác phải dùng đến cả Lã Bố cũng chẳng thể ngăn chặn nổi Tôn Kiên, thành Lạc Dương bởi thế mà thất thủ.

Tôn Kiên dẫn quân vào hoàng cung ở Lạc Dương vơ vét. Sách “Tư trị thông giám” có chép: Tôn Kiên ở sân sau hoàng cung, cướp được ngọc tỉ truyền quốc của nhà Hán, bí mật cất đi song Bùi Tùng Chi khi chú giải “Tam quốc chí”, lại rất hoài nghi về việc này, bởi trong đám quần hùng Tam Quốc, Tôn Kiên vốn là người trung liệt, nên chẳng thể tư riêng, huống chi, sau này cũng không thấy có ghi chép về việc người thừa kế chính quyền họ Tôn có ngọc tỉ truyền quốc.
Không lâu liên minh chống Đổng Trác tan rã, Viên Thiệu và Viên Thuật hai anh em đánh lẫn nhau. Viên Thuật đóng đồn ở Nam Dương, phối hợp với Công Tôn Toản đánh Viên Thiệu, hình thành thế đối đầu. Viên Thuật lôi kéo Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu, để chế ngự Viên Thuật. Đội quân Trường Sa của Tôn Kiên, đại bộ phận là người nam Kinh Châu, bởi thế Viên Thuật phái Tôn Kiên đến Kinh Châu, phân hoá và đánh phá lực lượng của Lưu Biểu.
Quân Tôn Kiên ở Đặng Huyện và Phàn Thành, tiến đánh quân Hoàng Tổ của Lưu Biểu, bao vây Tương Dương; Hoàng Tổ dẫn quân cảm tử trong đêm đến cướp trại, lại bị Tôn Kiên đánh bại; Hoàng Tổ chạy đến Thạc Sơn, Tôn Kiên tự mình dẫn quân đuổi theo, không ngờ ở chân núi Thạc Sơn trúng phải mai phục của Lưu Biểu, chết tại trận giữa chốn tên bay và đá nhảy mù mịt, mới 37 tuổi.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.