Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

1. Kinh Châu, đất binh gia tranh giành.



Cuối năm Kiến An thứ 24, phát sinh câu chuyện mượn Kinh Châu và mất Kinh Châu rất nổi tiếng trong tiểu thuyết và sân khấu. Ở ba vị trí quân sự quan trọng tại Kinh Châu là Tương Dương, Phàn Thành và Giang Lăng, ba thế lực Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thường giao tranh liên tục khó phân địch ta, biến hoá khôn lường, khiến quan hệ hợp tác Tôn – Lưu đổ vỡ, hai nước đả kích nhau nghiêm trọng. Đặc biệt là ở Kinh Châu luôn bị vây hãm bởi Nguỵ Ngô tham lam, đối với chiến lược chia ba chân vạc của Gia Cát Lượng, lấy đó làm bàn đạp bắc phạt Trung Nguyên khôi phục nhà Hán, hiện tại đang bị những đòn chí mạng. Đối với diễn biến chiến tranh ở đấy, nhiều cuốn sách đã mô tả cặn kẽ, xin không kể lại. Ở đấy với vị trí chiến lược của Kinh Châu, chiến thuật được vận dụng vào mặt trận phức tạp này có ảnh hưởng về sau, phân tích đầy đủ, để độc giả có thêm nhận thức và hiểu rõ ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này với sự nghiệp suốt đời của Gia Cát Lượng.

Nếu như lấy bản đồ địa lý mà xem thế ba chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, Kinh Châu là vùng tiếp giáp với ba nước, bởi thế có vị trí chiến lược rất quan trọng. Gia Cát Lượng trong Long Trung Sách đã phân tích:
Kinh Châu phía bắc dựa vào địa điểm của Hán Giang và Miện Thủy, phía nam lại có nguồn của cải của Nam Hải, phía đông liền với nước Ngô, phía tây thông với Ba Thục, là đất binh gia tranh giành vậy.
Nếu lấy các châu quận của nhà Hán mà nói, thì Kinh Châu lớn nhất, tổ chức cũng phức tạp nhất. Ở đấy, xưa kia là lãnh địa của nước Sở, trong văn hoá Trung Hoa, nước Sở có sắc thái riêng, có nhiều chỗ khác với Trung Nguyên. Do địa hình rộng lớn, lại phức tạp, giao thông nội bộ không đủ phương tiện, hình thành nên hình thể chính trị phân tán mang tính liên minh truyền thống nước Sở. Các bộ lạc có tính độc lập cao, có văn hoá riêng. Trong chiến tranh diệt Tần lập Hán, quân Sở có vai trò rất quan trọng, đến như Hán Cao tổ Lưu Bang cũng xuất thân từ quân Sở. Hán Sở tranh hùng nói xuyên suốt thực ra là Lưu Bang thuộc phái thứ hai kết hợp với các chư hầu khác, cùng với Hạng Vũ thuộc chính phái tranh giành thiên hạ. Sau khi vương triều nhà Hán thành lập, đối với tình hình nước Sở khá đau đầu, đã cố gắng giữ nguyên trạng thái cũ, về hành chính đã thiết lập Kinh Châu, về quản lý thì vẫn phân tán.

Phạm vi Kinh Châu rất lớn bao quát những vùng Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quý Châu và một phần Quảng Tây ngày nay. Nam bắc kéo dài mấy nghìn dặm, quản lý rất khó khăn, hình thể hành chính chia làm hai phần nam và bắc.
Lưu Biểu từ quân “không hàng” trở thành Thứ sử Kinh Châu, danh nghĩa là người đứng đầu quân chính ở Kinh Châu, thực ra quyền hành của ông ta chỉ ở quanh vùng Tương Dương mà thôi.
Năm Kiến An thứ 13, Tào Tháo nhân lúc Lưu Biểu bệnh nặng, triển khai xâm lấn, chiếm ba quận phía bắc Trường Giang là Nam Dương, Giang Hạ, Nam Quận. Sau trận Xích Bích, Tào Tháo rút về phía bắc lấy Tương Dương làm phòng tuyến mới; sau chiến dịch Giang Lăng toàn bộ Nam Quận đều về tay Đông Ngô, Chu Du lập thành lũy tiền tiêu ở Giang Lăng; quận Giang Hạ tuy phần lớn do quân Tào khống chế, nhưng vùng đông nam thì rơi vào tay quân Đông Ngô.
Để tăng cường khống chế, Tào Tháo ngoài quận Nam Dương còn tăng cường củng cố Tương Dương và Ngụy Hưng, thêm vào với hai quận cũ là Giang Hạ và Nam Dương, thành ra bốn quận (về sau lại đặt thêm các quận Nam Hương, Nghĩa Dương, Tân Thành, Thượng Dong thành ra tám quận).

Trong thòi kỳ đại chiến Xích Bích, Đông Ngô tuy đoạt được quyền không chế một phần Nam Quận giáp với Trường Giang, nắm được vùng giữa Kinh Châu, song Lưu Bị lại nhân cơ hội chiếm lĩnh bốn quận phía nam là Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Vũ Lăng và một phần quận Giang Hạ, chẳng những cải tử hồi sinh cho sự nghiệp của mình, mà còn có đại bản doanh rất quan trọng để sau này giành thiên hạ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.