Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

1. Ngoài mặt thì quân tử trong bụng thì ngấm ngầm.



Ở trận Xích Bích thế lực của Tào Tháo bị đuổi khỏi lưu vực Trường Giang, hy vọng thống nhất Trung Quốc trong một thời gian ngắn trở nên vô vọng. Song hai bên Tôn – Lưu vừa thắng trận, lại bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn tranh giành với nhau.

Sau khi chiến dịch Giang Lăng kết thúc, chính quyền Giang Đông của Tôn Quyền càng được củng cố. Đối với việc Lưu Bị nhân cơ hội mà đánh chiếm Nam quận vẫn thường bất mãn, song bởi sợ Tào Tháo nhân mâu thuẫn của hai bên Tôn Lưu mà lại kéo đến xâm lược, Tôn Quyền chưa có hành động gì can thiệp cụ thể, chỉ lập tức bổ nhiệm Chu Du làm Thái thú Nam quận, tổng binh trấn thủ Giang Lăng, Trình Phổ làm Thái thú Giang Hạ biểu thị ý đồ tích cực chiếm Kinh Châu.
Về phía Lưu Bị cũng không vừa, bởi Lưu Kỳ là Thái thú Kinh Châu, Lưu Bị vẫn giữ lý lẽ mà cai quản các vùng đất ở Nam quận, theo đề nghị của Gia Cát Lượng, Lưu Bị dâng thư lên triều đình; cử Tôn Quyền làm Xa kỵ tướng quân, giữ chức Từ Châu mục biểu thị hy vọng rõ ràng Tôn Quyền sẽ phát triển sự nghiệp ở đông bắc.
Song Tôn Quyền cũng chẳng kém, theo đề nghị của Chu Du và Lỗ Túc, chuyển hướng phát triển xuống Lĩnh Nam, rất mau chóng chiếm được Giao Châu và một phần Quảng Châu, cùng với bốn quận phía nam Kinh Châu, tạo thành thế bao vây từ hai phía đông và nam.
Hai bên đối đáp nhau, ngoài mặt tuy vẫn duy trì phong độ quân tử, lấy lễ mà tiếp đãi, song ngấm ngầm thủ đoạn với nhau sâu sắc hơn.
Lúc ấy đại tướng quân Tào là Lôi Tư làm binh biến ở quận Lư Giang, bị Hạ Hầu Uyên đánh phá, đành đem mấy vạn quân theo về với Lưu Bị, khiến quân lực của Lưu Bị càng thêm mạnh, Tôn Quyền muốn động binh cũng chẳng phải dễ dàng gì.
Kẻ chịu nhiều gian khổ nhất phải kể là Lỗ Túc. Chu Du trong chiến dịch Xích Bích, đã thấy Lưu Bị mau chóng khuyếch trương, có ý lo ngại, sau trở thành lãnh tụ của phái Chim Ưng ngăn cản thế lực của Lưu Bị. Bởi thế duy trì quan hệ Tôn – Lưu, chỉ còn một mình Lỗ Túc đơn thương độc mã. Song Lỗ Túc là người cứng cỏi, giữ vững nguyên tắc, ông ta không vì tình thế thay đổi mà chán nản, lại càng cố gắng dung hoà ý kiến đôi bên. Lúc ấy người duy nhất có thể giúp đỡ, an ủi ông ta một chút chính là Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng tuy quan tâm lấy trận doanh làm cơ bản sinh tồn mà hăng hái khuyếch trương, song “thân Ngô chống Tào” là quốc sách cơ bản rất quan trọng của ông ta, cho nên ông ta cũng không muôn thấy hai bên Tôn – Lưu đổi bạn thành thù, cho nên cô gắng hết sức để hoà hợp thuyết phục, sưutầm công thức chung mà hai bên cùng có thể tiếp thu.

Vấn đề quan trọng hàng đầu lúc này lại là chuyện Lưu Kỳ ngã bệnh từ trần. Theo sách lược của Gia Cát Lượng, các quận huyện và tướng lĩnh phía nam Kinh Châu, cùng tuyên thệ ủng hộ Lưu Bị kế nhiệm chức Kinh Châu mục. Lưu Bị cũng nhân cơ hội này mà đóng dinh ở Du Giang Khẩu (nay là tỉnh Hồ Bắc), đổi tên là quận Công An, tạm thời là trung tâm điều hành của Kinh Châu. Sau việc này, Tôn Quyền càng không yên tâm, Chu Du ở Giang Lăng cũng triển khai tư thế sẵn sàng can thiệp quân sự. Lỗ Túc phải vội vàng tìm gặp Gia Cát Lượng, hy vọng hai bên tiến hành thương lượng, cho Tôn Quyền và Chu Du yên tâm, để tránh một cuộc xung đột không cần thiết xảy ra.
Gia Cát Lượng cũng không muốn hai bên trở mặt, bởi thế cố thuyết phục Lưu Bị, mềm dẻo để đạt lợi ích thực tế, thừa nhận Nam quận thuộc quyền cai quản của Tôn Quyền, song trước mắt tạm thời cho Lưu Bị mượn đất ở. Nói cách khác, Chu Du trở thành Thái thú Nam quận trên danh nghĩa, song Tôn Quyền cũng phải thừa nhận địa vị của Lưu Bị ở Công An.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.