Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

1. Qui hoạch về chiến tuyến đông, tây



Năm Kiến Hưng thứ 5, vào tháng 3, Gia Cát Lượng dẫn quân bắc phạt vượt qua vùng Kiến Các tiến vào bồn địa Hán Trung, đến Dương Bình Quan giáp biên giới nước Ngụy, lập ra đại bản doanh, bày ra một tư thế sẽ từ Tần Lĩnh tấn công Tràng An.

Tần Lĩnh địa hình hiểm trở ắt phải dựa vào đường sàn đạo mới có thể tiến quân, muốn phát động đánh đột kích là chẳng thể được. Bởi thế Gia Cát Lượng phải dừng ở đấy, ở đại bản doanh một mặt phái người tu sửa lại đường sàn đạo tiến vào Tần Lĩnh, mặt khác thì để các đội quân tiến hành huấn luyện tác chiến trong núi, có ý đánh lừa sách lược phòng thủ của Tào Ngụy.
Nguỵ Minh đế Tào Tuấn nghe nói Gia Cát Lượng dẫn quân tiến vào Dương Bình Quan, bèn triệu tập hội nghị quân sự lớn, phán đoán Gia Cát Lượng sẽ dẫn quân qua Tà Cốc, tiến công Nam Trịnh, trực tiếp uy hiếp Tràng An.
Tán kỵ Tôn Tử nói: “Quan Trung địa thế hiểm yếu, dễ giữ mà khó đánh, nếu phái đại quân lên đây có thế gặp phải khó khăn dẫn quân bất lợi như Thái tổ (Tào Tháo) năm xưa, huống chi nay Đông Ngô và nước Thục đã liên hợp, nếu từ đông, tây chiến tuyến đánh lên phía bắc ắt sẽ tạo thành uy hiếp chúng ta, tuyệt đối không có thể xem thường…”.
Tôn Tử lại tiến một bước đề nghị với Tào Tuấn nên phái một viên đại tướng có năng lực tác chiến độc lập, cố thủ ở các nơi hiểm yếu, lấy sách lược “uy hiếp kẻ địch, trấn tĩnh biên cương”, không lâu nữa hai nước Ngô Thục sẽ mỏi mệt, đến lúc đó có thể thu được kết quả không đánh mà khuất phục được kẻ địch.
Đích xác, nếu như sách lược mà Gia Cát Lượng lựa chọn, đúng như phán đoán mà các đại thần Tào Ngụy đưa ra, như vậy thì theo đề nghị của Tôn Tử, chỉ cần Tào Ngụy phái một viên đại tướng, cậy hiểm mà giữ, nếu thế thì đối phương chẳng có biện pháp gì, trường kỳ mãi, ắt sẽ dẫn đến tướng mệt quân mỏi, sẽ dễ dàng bị Tào Ngụy đánh bại.
Song Gia Cát Lượng lại chẳng phải là một viên tướng dạng tầm thường, trong đầu óc tàng chứa những sách lược không dễ hiểu được. Chiến thuật chính mà ông ta lập ra, là Kỳ Sơn tiến vào Lũng Tây, nhằm chiếm lấy Lương Châu. Đối với Gia Cát Lượng mà nói, mục tiêu của bắc phạt lần thứ nhất thực ra là Lương Châu mà Tào Ngụy còn chưa tăng cường, việc phòng thủ cũng khá yếu. Chỉ cần trụ vững ở Lương Châu, lại phối hợp với quân lính ở Hán Trung, từ tây nam và tây bắc cùng giáp kích vào Quan Trung, cơ hội giành được thắng lợi sẽ rất lớn.

Song Gia Cát Lượng còn có một đội kỳ binh, tức là Mạnh Đạt đang giữ quận Tân Thành; dại bản doanh của Mạnh Đạt đặt ở thành Thượng Dong, phía bắc sông Hán Thủy. Nếu như ông ta khỏi nghĩa kịp thời, dẫn quân Gia Cát Lượng thẳng vào Tân Thành thì có thể một đòn chặt đứt được sự liên hệ giữa Lạc Dương và Tràng An. Khắp nửa phía tây khu Tư lệ có thể rơi vào tay Thục Hán, đến cả kinh thành Lạc Dương của Tào Ngụy cũng sẽ bị uy hiếp rất lớn, thậm chí phải dời đổi kinh thành, như vậy Thục Hán sẽ có thanh thế chính trị, giành được ưu thế tuyệt đối. Hơn nữa chỉ cần đánh chiếm được Tràng An, thì có thế chỉ một bước mà chiến được cả Lương Châu và Ung Châu, về chiến đấu đối mặt lâu dài, đối với Thục Hán là rất có lợi.
Bởi thế nước cờ Mạnh Đạt này rất quan trọng, tuyệt đối chẳng thể chủ quan. Gia Cát Lượng sau khi đến Hán Trung, dừng lại để luyện tập binh mã kéo dài đến nửa năm, chủ yếu là để đợi Mạnh Đạt, khiến ông ta nắm được cơ hội tốt, phản Ngụy mà về với Thục.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.