Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

1. Từ tham mưu đến chủ soái.



Kể từ ngày chấn chỉnh việc quân ở Tân Dã đến trận đánh Đương Dương Trường Bản, vai diễn của Gia Cát Lượng là người vạch kế hoạch, tuy có tài cán nổi trội, song kinh nghiệm thực tế có hạn, chỉ có thể làm người phụ tá cho Lưu Bị mà thôi. Trước ngày xảy ra trận Xích Bích, trong khi nguy cấp, con người trẻ tuổi ấy trong thời gian ngắn, tự mình rèn luyện thành nhà ngoại giao khá thành công; ở thời kỳ này, tiềm năng của Gia Cát Lượng trước sự khiêu chiến mãnh liệt đã phát huy khá hoàn chỉnh. Trong đại chiến Xích Bích, Gia Cát Lượng là người bàng quan, song ông ta cũng là người thức thời không để tuột mất cơ hội. Ngoài trí tuệ hấp thụ được ở Chu Du, Lỗ Túc, Tào Tháo, lại lấy ưu thế một kẻ đứng ngoài cuộc, chớp thời cơ đoạt lấy một vùng đất rộng lớn ở ba quận ở Kinh Châu và Nam Quận, làm căn cứ địa quan trọng cho sự sáng nghiệp của Lưu Bị. Trong khoảng không đến nửa năm, đã trưởng thành trong kinh nghiệm thực tế đáng kinh ngạc, năng lực độc lập của Gia Cát Lượng, qua sự khẳng định của Lưu Bị.

Sách lược “mượn Kinh Châu” cho thấy sự khéo léo về ngoại giao của Gia Cát Lượng, Lưu Bị lúc ấy vẫn ở tình thế yếu kém, diễn xuất như vậy là do Gia Cát Lượng. Ở giai đoạn này, Gia Cát Lượng trong cương vị tham mưu trong quân, tựa hồ đã hoàn toàn nắm địa vị chủ đạo.
Tiến quân vào Ích Châu tuy là quốc sách cơ bản mà Long Trung Sách đề ra, nhưng ở kế hoạch vào Thục, Gia Cát Lượng lại để cho Bàng Thống “Phượng Sồ” mới đến, điều đó ít nhiều cho thấy sự tín nhiệm của Gia Cát Lượng với tài cán của Bàng Thống, cùng là sự bận rộn trong công việc điều hành nội chính của ông ta, cũng như thái độ rõ ràng không tranh công của Gia Cát Lượng. Theo sử liệu, ghi chép về giai đoạn này phần nhiều là trao đổi giữa Lưu Bị và Bàng Thống, còn Gia Cát Lượng không nói một câu nào. Song có thể tin được rằng một quốc sách quan trọng như thế, Lưu Bị ắt hẳn cũng đã trao đổi cặn kẽ với Gia Cát Lượng, chẳng qua không phụ trách qui hoạch chủ yếu. Gia Cát Lượng tựa hồ cố ý né tránh biểu lộ ý kiến rõ rệt, sợ che lấp hình ảnh của Bàng Thống. Từ đó có thể thấy Gia Cát Lượng là nhà đại sách lược suy nghĩ chu tất, khéo hiểu lòng người, có sự phân định quyền hạn rõ ràng hợp lý.
Song khi Lưu Bị vào Thục, chỉ mang một số ít binh lực, rõ ràng ở Kinh Châu vẫn có đội quân dự bị thứ hai đang đợi thời cơ mà vận động. Trước khi vào Thục, Lưu Bị sắp xếp Gia Cát Lượng ở Giang Lăng chỉ huy đại cục, khá thấy trong mắt Lưu Bị, Gia Cát Lượng trẻ tuổi, địa vị đã vượt qua lão tướng Quan Vũ và Trương Phi mà nhảy lên ngôi thứ nhất.

Sau khi Lưu Bị giao tranh với Lưu Chương, lại liên tục tác động Ngô Ý và Lý Nghiêm qui hàng, thanh thế rất lớn, trước mắt thấy quân Ích Châu đã gần đến chỗ tan rã. Đấy tuy là công lao lớn của Pháp Chính và Mạnh Đạt, song đối với tổng tham mưu trưởng Bàng Thống mà nói, hình ảnh của ông rất được đề cao.
Song danh tướng của Thành Đô là Trương Nhiệm đứng đầu phái Bản Thổ, lại khéo léo níu giữ đội quân đang tan rã, rút về giữ Lạc Thành, vị trí quân sự quan trọng bậc nhất ở phía bắc Ích Châu; Lạc Thành có địa thê hiểm yếu, công sự phòng ngự kiên cố, cuộc tấn công chớp nhoáng của Lưu Bị phải dừng lại ở đấy, Bảng Thông tuy vắt kiệt đầu óc vẫn không có được một biện pháp nào.

Không lâu tiếp được tin của tướng Hoắc Tuấn đang giữ ải Hà Minh khẩn cấp báo cáo quân tình, Lưu Chương đã từ Lãng Chung, phái binh bao vây Hà Minh, rõ ràng muốn cắt đứt quân tiếp cận của Lưu Bị, tiến đánh đội quân của Lưu Bị từ hai phía. Một điều khiến Lưu Bị lo lắng là nếu Lưu Chương cắt đứt sự liên hệ với Kinh Châu, đội quân tây chinh sẽ bị cô lập. Bởi thế Lưu Bị không thể không quyết đoán cũng không nghĩ đến Tôn Quyền và Tào Tháo có thể uy hiếp Kinh Châu, phái người theo đường thủy đưa mật thư đến Giang Lăng, lệnh cho Gia Cát Lượng bắt đầu cuộc tấn công thứ hai, đánh vào đất Thục từ phía đông, hẹn hợp quân ở Thành Đô.
Gia Cát Lượng sau khi nhận được tình hình khẩn cấp, lập tức làm theo chỉ thị của Lưu Bị, lệnh cho Quan Vũ đang ở tiền tuyến phía bắc, trở về trấn thủ Giang Lăng, cùng với các văn quan như My Trúc, Mã Lương, và các võ quan như Quan Bình, Liêu Hóa, lo liệu việc bố phòng ở phía đông và phía bắc Kinh Châu. Khổng Minh cùng với Trương Phi, Triệu Vân mang theo những đạo quân hùng mạnh cùng vào đất Thục, thực hiện hành động quân sự mau chóng giải quyết vấn đề Ích Châu.

Cuộc tấn công thứ hai so với cuộc tấn công thứ nhất là rất lớn, hơn nữa lại động viên nhanh chóng khiến người ta phải ngạc nhiên. Quy hoạch quân sự lần này cho thấy, so với đợt Lưu Bị vào Thục sớm đã được chuẩn bị tốt hơn.
Đội quân vào Thục đợt hai và đội quân giữ Kinh Châu được biên chế như sau:
Tổng chỉ huy quân viễn chinh: Gia Cát Lượng.
Tổng tham mưu trưởng: Gia Cát Lượng kiêm nhiệm.
Tham mưu: Tưởng Uyển, Giản Ung.
Quân đoàn tiền phong: Trương Phi từ Ba Đông theo đường bộ vào Thục có khoảng 1 vạn 5 nghìn quân.
Quân đoàn hậu quân: Triệu Vân theo đường thủy đến Giang Châu, có 5.000 quân.
Tổng chỉ huy giữ Kinh Châu: Quan Vũ
Tổng tham mưu trưởng: Mã Lương
Tổng quản văn thư: My Trúc
Quân đoàn phòng thủ: My Phương, Sĩ Nhân, Liêu Hóa, Quan Bình.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.