Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

2. Đội quân nam chinh trong tiểu thuyết với những ngôi sao sáng.



Tuy bởi lý do chính trị, Gia Cát Lượng không thể không dẫn quân nam chinh, song số quân không nhiều, quân chủ lực vẫn là Mã Trung và Lý Khôi chỉ phụ trách phía nam mà thôi. Để giữ thực lực đối phó với quân Tào ở phía bắc cùng Đông Ngô nửa như thù nửa như bạn, khiến quân chủ lực mà Gia Cát Lượng dẫn đi, binh lực cũng không quá lớn.

Song La Quán Trung chẳng nghĩ như thế, trong Tam quốc diễn nghĩa, đã thấy Gia Cát Lượng sắp xếp một “đội ngũ minh tinh” lớn chưa từng thấy.
Về lịch sử, bộ tham mưu chỉ huy động Dương Nghi mới được Gia Cát Lượng chú ý đến, song trong tiểu thuyết, lại bao gồm những người thân tín quan trọng của Gia Cát Lượng, bao gồm cả Tham quân Tưởng Uyển, Trưởng sử Phí Vỹ, Đổng Quyết và Phàn Kiến. Nếu quả thật như thế, người của phủ Thừa tướng đều phải nghỉ dài cả.
Sắp xếp quân sĩ vũ trang lại càng phức tạp, ví như Triệu Vân là tướng lĩnh hàng đầu trong đại quân, lúc này đang phụ trách phòng thủ phía đông, hổ tướng Ngụy Diên đứng đầu phái Thiên Tráng, lịch sử hiển nhiên ghi chép ông ta đang chăm chăm chú ý những manh động của Tào Ngụy ở phía bắc, song đều bị nhà tiểu thuyết sắp xếp vào quân chủ lực, trở thành hai vị đại tướng đáng nể.

Những tướng lĩnh xuất sắc thế hệ thứ 2 của Thục Hán như Vương Bình, Trương Dực, Trương Nghi đều được biên chế vào đội ngũ tác chiến, lại đưa con trai Quan Vũ là Quan Sách làm nhiệm vụ chỉ huy quân tiên phong. Những thủ lĩnh quân nam chinh trong thực tế lịch sử như Lý Khôi và Đặng Trung, lại thành ra phó tướng.
Để biểu thị tài trí của Gia Cát Lượng, chiến dịch đầu tiên ở Nam Trung, tạo ra suy thoái của Cao Định và Ung Khải, ở trên đã thuật lại; song ở tiểu thuyết lại nói đấy là do lá thư của Gia Cát Lượng lừa gạt Chu Bao, tác động vào Cao Định và Ung Khải, trong đó còn đặc hiệt cường điệu Cao Định và Ung Khải vốn thân thiết, song Gia Cát Lượng lại tác động để Cao Định và Chu Bao giết Ung Khải, so với ghi chép của chính sử hiển nhiên có sai lạc rất lớn.
Về lịch sử trong chiến dịch bảy lần bắt sống Mạnh Hoạch quân Thục có binh lực mạnh mẽ áp đảo, nói về quân sự, các dân tộc thiểu số phía nam dứt khoát chẳng phải là đối thủ, Gia Cát Lượng thực sự quan tâm là vấn đề chính trị chứ không phải là quân sự.
Nhà tiểu thuyết muốn có những tình tiết hấp dẫn, đã cho Mạnh Hoạch tìm đến ba người bạn quan trọng; cũng là các động chủ của ba động Nam Man, đó là Kim Hoàn Tam Kết, Đổng Trà Na và A Hội Nam. Đối mặt với những tướng Man có yêu thuật này, lại là các đại tướng Thục Hán Triệu Vân và Ngụy Diên. Nghe nói khi chưa bắt được Mạnh Hoạch, Triệu Vân và Nguỵ Diên đánh bại được liên quân động chủ ba động Nam Man. Lại thêm trận mai phuc của Trương Nghi, Trương Dực, Mã Trung, Vương Bình mà Kim Hoàn Tam Kết bị giết, Đổng Trà Na và A Hội Nam bị bắt sống.
Song Gia Cát Lượng công khai nói rõ, đầu sỏ tội lỗi là Mạnh Hoạch, hai người bị bắt chỉ là bị sai khiến mà thôi, hạ lệnh lập tức phóng thích, trận đánh này là thông điệp dự báo trước về những trang tiểu thuyết viết về bảy lần bắt Mạnh Hoạch sắp diễn ra.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.