Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện
3. Bi kịch của phần tử tri thức: cấm ngặt bè đảng.
Trong khi ngoại thích và hoạn quan luân phiên nhau đoạt quyền, đến cuối đời Đông Hán, những phần tử tri thức tận trung báo quốc, cũng bị cuốn vào vòng xoáy tranh quyền khiến cho tình hình lại càng phức tạp.
Giai tầng sĩ đại phu của Đông Hán vốn dĩ lấy Khổngluận làm cơ sở (chỉ nhân cách kẻ sĩ), họ được các trưởng quan địa phương tiến cử với triều đình. Danh mục tiến cử gồm có “Hiền Lương”, “Phượng Chánh”, “Mậu Tài”, kể từ Hán Quang Vũ đế, người khai sáng vương triều Đông Hán đã coi trọng khí tiết kẻ sĩ, bởi vậy ông ấy lấy học thuyết nho gia làm cơ sở, “Đức Hành” là điều kiện hàng đầu của kẻ làm quan.
Bởi sự tranh quyền giữa ngoại thích và hoạn quan ngày mỗi kịch liệt thành ra lôi kéo nhân mã, họ đều muốn độc chiếm nhân tài để tăng thanh thế cho mình, khiến các phần tử tri thức càng bị lâm vào ngõ cụt, bởi vậy tạo thành ý thức chống đối phổ biến của tầng lớp kẻ sĩ với ngoại thích và hoạn quan. Chế độ suy tiến người tài cũng khiến cho tầng lớp sĩ đại phu trở thành những người giỏi nghị luận chính trị và có tài phê bình. Những phần tử tri thức bất khuất ấy gọi sự phê bình của họ là “Thanh nghị”. Còn một số a dua với ngoại thích và hoạn quan theo đuổi quyền lợi gọi là “Trọc lưu”. Đối lại là những phần tử tri thức nho học chân chính “Thanh lưu”. Có lúc, học sinh ở Lạc Dương và các nơi, đến hơn 2000 người tràn vào kinh thành, tôn Quách Thái và Giả Bưu làm thủ lĩnh, nghiêm khắc phê bình sự lộng hành triều chính của bọn hoạn quan.
Trong triều đình, trái lại những bậc quan cao của phái hoạn quan như Lý Ưng, Trần Phiên, Vương Sướng lại thành ra lãnh tụ của phái Thanh lưu rất được ủng hộ, trong đám học sinh vẫn lưu truyền câu nói: “Khuôn mẫu thiên hạ là “Lý Nguyên Lễ (Lý Hưng)”, chẳng sợ cường quyền là Trần Trọng Cử (Trần Phiên), tuấn kiệt thiên hạ là “Vương Thúc Mậu” (Vương Sướng).
Lý Ưng “Khuôn mẫu thiên hạ” đương thời làm quan Tư lệnh úy (cai quản cấm vệ ở kinh đô), khi làm trưởng quan, công chính nghiêm minh, rất nổi tiếng, phàm những người được gặp Lý Ưng đều có địa vị rất cao ở “Thanh lưu”, cũng có rất nhiều đệ tử theo học ông, bởi vậy người đương thời đều gọi là “Đăng long môn” (Cửa rồng). Trần Phiên làm quan Thái úy (đứng đầu về quân sự) Vương Sướng từng làm Tư không (làm giám sát), họ đều ở trong triều, là lực lượng rất quan trọng đối trọng với phái hoạn quan tham chánh bấy giờ.
Cuối đời Hoàn Đế, người đứng đầu Trung thường thị trong cung (nhóm hầu cận cạnh vua), có người em trai là Trương Sóc, giữ chức huyện trưởng huyện Mỗ trực thuộc kinh thành, ỷ thế người anh, tác oai tác quái tham dục vô đạo. Nghe nói hắn vì muốn xem thai nhi trong bụng người phụ nữ có chửa, đã mổ bụng người phụ nữ đó. Lý Ưng lấy trách nhiệm sở tại hạ lệnh truy bắt Trương Sóc, Trương Sóc chạy đến trốn trong biệt thự của anh là Trương Nhượng. Bởi Lý Ưng tìm bắt rất dữ, Trương Nhượng phải giấu Trương Sóc trong nhà kín. Song Lý Ưng sau khi thu được tin tình báo đích xác, đã tự dẫn quân xông vào nhà Trương Nhượng, phá ván ngăn bắt được Trương Sóc, y pháp xử tội chết.
Trương Nhượng lập tức cầu xin Hoàn Đế đặc xá, Hoàn Đế cho vời Lý Ưng trao đổi lại, song trước áp lực lớn của Hoàn Đế, Lý Ưng vẫn cự tuyệt việc xá tội cho Trương Sóc, vẫn xử chém theo hình phạt. Trương Nhượng rất bực bội trước việc ấy mà Hoàn Đế cũng chẳng ra mặt. Song các Thái học sinh tụ tập ở kinh thành, lại rất cao hứng cho rằng đây là thắng lợi lớn chưa từng có của phái “Thanh lưu”, bởi vậy khắp nơi tán thưởng, cùng ăn mừng, khiến cho quan hệ giữa hai bên lại càng căng thẳng.
Quả nhiên năm thứ 9 Diêm Hy đời Hoàn Đế (năm 166 sau Công Nguyên), hoạn quan Giáo Thành của Phái Trương Nhượng dâng thư lên Hoàn Đế, chỉ trách Lý Ưng xúi giục Thái học sinh, âm mưu kết đảng phỉ báng triều đình, phá hoại phong tục. Hoàn Đế hạ lệnh trị tội Lý Ưng, khi lệnh đến phủ Tam Công thái uý Trần Phiên rất phản đối thậm chí trả lại thánh chỉ của Hoàn Đế, song Hoàn Đế vẫn không nghĩ đến thể chế quốc gia trực tiếp hạ lệnh cho cấm vệ bắt Lý Ưng cùng hơn hai trăm người theo phái “Thanh lưu”, sách sử gọi là “tai họa cấm đảng lần thứ nhất”. Những người theo phái Thanh lưu bị bắt lần này đa số bị phán giam cầm chung thân song nửa năm sau đa số chỉ bị triệt miễn chức quan và được thả cả, hiển nhiên thấy rõ phái Thanh lưu vẫn có thực lực khiến triều đình e ngại. Đáng chú ý, phái Thanh lưu trong hành động bắt bớ này chẳng những không có ai chạy trốn, lại không có ít người tự nhận là người trong đảng, hơn nữa lại rất cao hứng cùng chịu án với Lý Ưng. Danh tiếng của Lý Ưng cũng bởi sự kiện này lại càng lan toả hơn.
Quách Thái là một lãnh tụ rất nổi tiếng, tên chữ là Lâm Tông người huyện Giới Hưu, quận Thái Nguyên. Tuổi nhỏ cảnh nhà bần hàn song vẫn một mực theo học danh sư Bá Ngạn suốt 3 năm, tinh thông các sách cổ kim, lại học được tài ăn nói, khi Quách Thái lần đầu đến bái yết Lý Ưng, Lý Ưng rất cảm mến nhân phẩm của Quách Thái, khiến Quách Thái rất nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo Thái học sinh trong phái Thanh lưu. Khi xảy ra chuyện Trương Sóc, Quách Thái rất hăng hái càng thêm thân thiết với Lý Ưng, đến mức rất tuyên dương việc làm này của Lý Ưng, tư đồ Hoàng Quỳnh từng khuyến khích Quách Thái ra làm quan song cũng nói: “Tôi đêm xem thiên tướng, xét nhân sự khí tượng băng hoại, chẳng nên chèo chống mà làm gì”. Câu nói này lập tức trở thành danh ngôn của phái Thanh lưu, Quách Thái khi lữ hành qua Trần Lương, đội một chiếc khăn xếp, và mau chóng kiểu đó được lưu hành, các phần tử tri thức đều tranh nhau mô phỏng, gọi đó là “khăn xếp Lâm Tông” khiến cho danh tiếng cá nhân Quách Thái lại càng thêm cao. Thái độ cứng rắn của Lý Ưng cũng làm cho thanh thế của “Thanh lưu” càng thêm tăng, đương thời đã được gọi là thiên hạ danh sĩ, gồm có những nhóm “Tam quân”, “Bát tuấn”, “Bát cổ”, “Bát cập”, Lý Ưng được tôn làm người đứng đầu của Bát tuấn, còn Quách Thái thì nổi tiếng trong phái Bát cổ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.