Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

4. Lâm nguy nhận sứ mệnh, lặn lội để ngoại giao.



Sau khi Tào Tháo đánh chiếm Giang Lăng, rất kiêu căng tự mãn, ông ta trù trừ thoả mãn, sai người đưa đến cho Tôn Quyền một phong thư: Ta phụng thánh chỉ để chinh phạt, cờ mao trở về nam, Lưu Tông chịu đầu hàng, nay lệnh cho 80 vạn quân thủy, sẽ cùng với tướng quân đi săn ở Đông Ngô.

Đây là một phong thư vừa đe dọa vừa chiêu hàng, Tôn Quyền lúc ấy cũng đến Sài Tang, một vị trí quân sự quan trọng tuyến đầu bên sông Trường Giang, một mặt quan sát tình thế chiến dịch Kinh Châu, một mặt khác tích cực chuẩn bị công việc phòng ngự. Sau khi tiếp được bức thư của Tào Tháo, Tôn Quyền lập tức triệu tập hội nghị quân sự lâm thời, xung quanh việc “dùng thư tín ra oai với quần thần, không vì thế mà sợ hãi”.
Tôn Quyền trẻ tuổi song rất bình tĩnh trước sự việc này, thực ra ông ta đã sớm quan tâm đến hành động nam chinh chiếm Kinh Tương của Tào Tháo, trung tuần tháng 8, đã từng phái Lỗ Túc đi Giang Lăng, nghe ngóng thái độ Lưu Bị và Lưu Kỳ.
Khi Lỗ Túc đến Nam quận, nghe nói Tương Dương đã bị chiếm, đại quân Lưu Bị đang rút về nam; lập tức vội đến Tương Dương, gặp được Lưu Bị đã rút về Trường Bản, đều cùng đi đến Hạ Khẩu để gặp Lưu Kỳ.
Sau khi đã thay mặt Tôn Quyền thăm hỏi Lưu Bị, Lỗ Túc hỏi Lưu Bị có dự định gì, Lưu Bị cho rằng Giang Lăng tuy có thể mất, song phần phía nam giáp Trường Giang chưa bị quân Tào chiếm lĩnh, bởi thế ông dự định sau khi chấn chỉnh đội ngũ ở Hạ Khẩu, sẽ dẫn quân xuống phía nam theo lối cuốn chiếu mà đi. Lỗ Túc hỏi ông ta có ai giúp đỡ, Lưu Bị nói: “Thái thú Thương Ngô là Ngô Cự, với tôi có quan hệ cũ, dự định đến nhờ ông ta giúp đỡ”.
Lỗ Túc không tán thành, “Đất Thương Ngô ở nơi xa xôi, Ngô Cự lại là kẻ tầm thường, chẳng thể nương nhờ được. Thảo Lỗ tướng quân (chỉ Tôn Quyền) thông minh nhân ái, kính hiền đãi sĩ, kẻ anh hào ở Giang Đông đều tụ về. Hiện nay đã có binh mã 6 quận Giang Đông, lương thảo đầy đủ, cơ sở vững vàng. Bởi thế kế hoạch hợp lý hiện nay là kết giao với thế lực Giang Đông, cùng gánh vác đại sự”.
Kế hoạch này với chiến lược thân Ngô đánh Tào mà Gia Cát Lượng đề nghị ở “Long Trung Sách”, tình cờ mà hợp Lưu Bị tự nhiên rất đỗi hứng thú, lại được Lỗ Túc chỉ dẫn, việc khó mà thành ra dễ. Lỗ Túc lại đề nghị thêm với Lưu Bị, Hạ Khẩu ở phía bắc Trường Giang, dễ bị Tào Tháo đánh từ đường bộ, chẳng bằng rời phòng tuyến sang Phàn Khẩu ở phía bờ nam (nay là Hồ Bắc). Vào thời kỳ này Lỗ Túc mới nói với Gia Cát Lượng về quan hệ giữa mình và Gia Cát Cẩn, hai người bởi thế càng thêm thân thiết. Sau này, trong nhiệm vụ liên minh Tôn – Lưu rất gian khổ, tình bạn giữa Gia Cát Lượng và Lỗ Túc, đã phát huy ảnh hưởng khá quan trọng.

Sau khi hoàn thành công việc đóng doanh trại ở Phàn Khẩu, Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị: “Việc rất đã gấp, xin đượcphụng mệnh nhờ Tôn tướng quân cứu giúp”. Lưu Bị cũng cảm thấy tình thế rất gấp, Tào Tháo có thể mau chóng từ Giang Lăng thuận dòng mà xuống, mà quân lực ở Phàn Khẩu chẳng thể ngăn cản nổi, bởi thế đồng ý để Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc đi Giang Đông, trao đổi về việc hợp tác chiến đấu. Hai mươi năm sau Gia Cát Lượng có viết trong Xuất Sư Biểu: “Sau này ngẫm lại, nhận việc trước lúc bại quân, phụng mệnh giữa lúc nguy nan”, chỉ rõ việc này.

Lời bình của Trần Văn

Phần “cửu biến thiên” trong“binh pháp Tôn Tử”cỏ một đoạn viết: “Làm tướng có 5 điều nguy hiểm, có thể nói gộp lại, vào chỗ chết có thể bị chém, tìm chố sống có thể bị bắt, tức giận có thể phải hối, liêm khiết có thể phải nhục, yêu dân có thể phiền toái. Phàm 5 điều ấy, làm tướng phải biết rõ, tai nạn lúc dùng binh, thua quân mất tướng, đều ở bởi 5 điều nguy hiểm ấy, chẳng thể không xem xét kỹ”.

Nếu báo thù mà quyết tâm liều chết, sách lược không thấy hết khó khăn tiến thoái, sẽ dẫn đến hy sinh vô vị.
Nếu kẻ làm tướng quá tin ở viện trợ sẽ khó, thiếu quyết tâm của chính mình, sẽ rất dễ bị bắt. Nếu gặp địch giữa trận, nôn nóng quá mức, chưa xem xét kỹ lưỡng toàn cục sẽ mắc phải âm mưu của kẻ địch.
Nếu quan tâm đến danh dự nhiều quá, sẽ không nhẫn tâm, cảm tình quá mức, chẳng thể kiên trì với suy nghĩ lý tính, dễ rơi vào cạm bẫy của địch.
Nếu yêu mến trăm họ hoặc quân dân thái quá, sẽ chẳng thể phát huy chiến đấu, ảnh hưởng đến hiệu suất tác chiến.
Năm điểm này đều là chứng bệnh mà các tướng lĩnh dễ mắc phải, cũng sẽ tạo thành tai họa khi dùng binh, phàm là toàn quân tan rã, đại tướng gặp nạn, đều bởi năm điểm này, chẳng thể không chú ý đặc biệt.
Quá cố chấp ắt sẽ dẫn đến chỗ mất tính đàn hồi, với việc chỉ huy đại cục, kẻ trí dũng rất khó tránh những sai sót.
Nghiêm chỉnh mà nói, từ Phàn Thành rút quân đến Tương Dương đại bại, Lưu Bị đã phạm không ít sai lầm về chỉ huy toàn cục, dẫn đến chỗ bị Tào Tháo triệt để khoét sâu, đành chịu chạy thoát thân, đã là cái không may trong cái may mắn. Kinh nghiệm về trận thảm bại này, đối với Gia Cát Lượng trẻ tuổi sau này vạch ra sách lược, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với khuynh hướng cẩn thận tuyệt đối.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.