Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện
6. Truyền thuyết bẩy lần bắt, bẩy lần tha trong dã sử.
Tuy đang làm công việc thảo phạt Nam Trung, theo lịch sử ghi chép, Gia Cát Lượng vẫn luôn lo lắng đến việc phòng thủ phương bắc, luôn nhắc nhở việc phòng thủ ở đấy. Bởi thế phải chăng thực đúng như Tam quốc diễn nghĩa mô tả, thâm nhập sâu vào cực nam của Nam Trung như thế, lại tiến hành tác chiến chính trị “7 lần bắt 7 lần tha”.
Rốt cục Gia Cát Lượng phải chăng có 7 lần bắt sống Mạnh Hoạch, cũng không dễ khảo chứng, song cứ theo ghi chép của Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng vào sâu phương nam như thế, thời gian tiêu hao như vậy xem ra tựa hồ rất không có khả năng. Song ở những vùng tây nam này, lại lưu truyền không ít câu chuyện và di tích về chiến sự giữa Gia Cát Lượng và Mạnh Hoạch. Vậy rốt cục việc này là như thế nào? Theo “Điển Vân kí lược” của Trương Nhược Tú, những địa điểm đưa ra về 7 lần bắt Mạnh hoạch, cơ hồ đều ở vùng Đại Lý và Bảo Sơn của Vân Nam. Lịch sử tuy có chép 7 lần bắt 7 lần tha, song lại chẳng thấy chép Gia Cát Lượng đã đến vùng Điền Tây. Vậy những câu chuyện và di tích ở đấy đã sản sinh ra như thế nào?
Có không ít nhà nghiên cứu cho rằng, vùng đất Vân Nam theo truyền thuyết Gia Cát Lượng đại chiến với Mạnh Hoạch phần lớn đều được nhắc đến từ đời Đường, hơn nữa sau này lại còn miêu tả tường tận hơn, tựa hồ có chỗ khoa trương phụ hoa. Rốt cục là để phù hợp với hình ảnh của ai?
Cứ theo tình hình đương thời mà xem, vùng Điền Tây là vùng cai quản của Lã Khởi. Lã Khởi vẫn trung thành và sùng bái Gia Cát Lượng, tin rằng, ông ta khi chấp hành chính sách ít nhiều đều mô phỏng hoặc giả truyền chỉ thị của Gia Cát Lượng, cũng có thể bởi như vậy, người sau đã lấy sự tích của Lã Khởi hợp vào hình ảnh Gia Cát Lượng.
Lại thêm người Hán ở Điền Tây càng ngày càng nhiều, họ lấy sự tích Gia Cát Lượng ở Điền Đông đổi sang Điền Tây. Lại do chính sử thiếu ghi chép, ảnh hưởng của Gia Cát Lượng đối với vùng Nam Trung rất lớn, các chuyện truyền kỳ và di tích dựa vào tâm lý này đã phát triển rất mạnh.
La Quán Trung ắt là đã dựa vào những câu chuyện truyền thuyết này để chỉnh lý kỹ thêm mà viết ra tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”. Thực ra truyền thuyết bảy lần bắt Mạnh Hoạch chẳng những lưu truyền ở vùng tây nam, thậm chí ở những nước Đông Nam Á như Miến Điện, Thái Lan cũng có những chuyện truyền khẩu, mọi người đàm luận về những thành tích này của Gia Cát Lượng không thể không thích thú kính phục, thậm chí không gọi rõ tên, mà gọi là “Khổng Minh tiên sinh” để biểu thị sự tôn kính đặc biệt.
Gia Cát Lượng cố ý thả Mạnh Hoạch là chấp hành cụ thể sách lược “công tâm làm đầu”, điều đó chẳng có gì nghi ngờ, song hành vi ấy lặp lại nhiều đến bảy lần, hiển nhiên có chỗ khoa trương. “Thông giám thông lãm” có nói: Người ta thấy 7 lần bắt 7 lần tha xem là chuyện hay kim cổ, thực ra là thiếu nhận thức thông thường. Tuy nói là với các dân tộc thiểu số ở biên giới, phải làm cho họ toàn tâm qui phục, song luôn bắt luôn tha, như là trò đùa, một lần đã là nhiều, thực tế chẳng thể nhiều đến 7 lần. Ví như bắt cá mấy lần, cũng chẳng thể chủ quan, huống chi là việc tác chiến, lại là việc chẳng lành. Mở lồng cho chim bay, phá cũi thả hổ về rừng, tuyệt đối chẳng phải là việc hay, huống chi kẻ địch lớn ở phương bắc, luôn bắt luôn tha khiến chiến sự kéo dài không quyết, tin rằng một người cẩn thận như Gia Cát Lượng sẽ không bao giờ làm. Tuy cách nói như vậy không công bằng, song ở vùng Nam Trung khó nắm địa lợi, 7 lần bắt 7 lần tha đích xác không phù hợp với bản tính Gia Cát Lượng xưa nay vẫn cẩn thận.
Dẫu rằng có hay không có 7 lần, bắt rồi sau tha vẫn là sự thực lịch sử, Gia Cát Lượngđích xác trong mấy tháng ngắn ngủi, hoàn thành công việc bình định Nam Trung, lại chỉ trong gần hai tháng, lấy chính trị để cải thiện quan hệ với dân tộc thiểu số, đấy là sách lược phù hợp với quan điểm sau này, “Hán Di yên ổn”. Sau khi sắp xếp việc lớn ở Nam Trung, đến cuối năm, Gia Cát Lượng mới từ phía đông bắc Vân Nam dẫn quân trở về Thành Đô, hoàn thành chiến dịch lớn “công tâm làm đầu” chưa từng có trong lịch sử. Nhà thơ Hồ Tăng đời Đường trong bài thơ “Lô Thủy” đối với việc Gia Cát Lượng tự mình dẫn quân nam chinh không ngại nguy hiểm đã nhiệt tình tán dương.
Tháng 5 vào đất không cây
Lô Giang trăng sáng khói đầy thực hư
Đền ơn Tam cố thảo lư
Há rằng tóm tướng có dư 7 lần.
Lời bình của Trần Văn
Trong số những cuốn bình pháp nổi tiếng của Trung Quốc được công nhận có tinh thần hiện đại nhất đó là cuốn Úy Lạo Tử, do viên quan Úy Lạo viết dâng lên Tần Thủy Hoàng.
Trong binh pháp úy Lạo Tử có một chương ghi mười hai điều là áp đảo kẻ địch và mười hai điều bị kẻ địch lợi dụng, yêu cầu các tướng lĩnh cầm quân tác chiến phải đặc biệt chú ý. Mười hai điều áp đảo kẻ địch như sau:
1. Cần phải lập uy, có mệnh lệnh và thái độ bình thường ở nơi không dễ biến đổi.
2. Ân huệ phải nảy sinh hiệu quả, ắt phải tóm được thời cơ thích đáng.
3. Đạo lý quyền biến là phải hiểu được sự biến hoá đáp ứng với tình thế.
4. Thành bại chiến đấu thấy ở tinh thần hăng hái của binh sĩ.
5. Khi công kích ắt phải dự liệu kẻ địch không ngờ đến
6. Khi phòng ngự ắt phải làm cho kẻ địch khó mà mò ra được
7. Chẳng có thất sách là bởi đánh giá, cân nhắc và cặn kẽ
8. Không rơi vào chỗ khốn khó bởi có sự chuẩn bị đầy đủ
9. Với tình huống nhỏ hẹp lại càng phải đặc biệt thận trọng.
10. Phải có trí tuệ mưu lược đầy đủ khi xử sự việc lớn.
11. Tránh có khiếm khuyết khi phải quyết đoán
12. Phải đặc biệt yêu mến người khác, lấy khiêm nhường mà tiếp đãi người ta. Lại có 12 khuyết điểm rất dễ bị kẻ địch lợi dụng:
1. Thường phải hối hận bởi vội vàng hành động khi mình chưa nắm chắc.
2. Việc tai họa thường bởi lạm sát kẻ vô tội mà sinh ra
3. Người ta bất bình là do sự tư riêng không chính đáng của người lãnh đạo.
4. Phát sinh việc chẳng lành là do người lãnh đạo không thích người khác khuyên răn lỗi lầm của mình.
5. Phát sinh việc chẳng ngờ thường do tước đoạt tài sản của dân.
6. Người lãnh đạo không rõ thị phi thường sẽ rơi vào cạm bẫy ly gián của kẻ địch.
7. Thường sinh việc không thiết thực bởi ra mệnh lệnh không đâu.
8. Không chịu lắng nghe thì người lãnh đạo chẳng gần được người hiền đức.
9. Tai hoạ thường đến bởi sự hám lợi
10. Tệ hại là do thân gần kẻ tiểu nhân
11. Mất nước thường do không chú trọng việc phòng vệ
12. Nguy hiểm sẽ phát sinh do mệnh lệnh không được quán triệt.
Mười hai điều quan trọng nói về việc thắng bại, đích xác thường xuất hiện trong quản lý thường ngày của chúng ta. Khi phát sinh sự kiện phản loạn Nam Trung, Gia Cát Lượng không kể khó khăn, chấp nhận nơi hiểm trở lam sơn chướng khí, nỗ lực quán triệt chiến lược bắt thả khiến các dân tộc thiểu số toàn tâm qui phục tựa hồ chưa từng tách rời mấy nguyên tắc lớn mà Úy Lạo Tử đưa ra.
Trong đó, đặc biệt phải chú ý, là có tài trí khi sửa sang việc lớn và khiêm nh ường để được lòng mọi người. Tầm mắt hạn hẹp, nóng nảy hữu lợi, với việc lớn không có biện pháp tài trí, chỉ có sự thông minh vụn vặt là chứng bệnh thường thấy ở nhiều người lãnh đạo.
Khi đắc ý dễ dương dương tự đắc, xem mình là con trời, lại phải làm sao thực khiêm nhường để thu phục tình cảm của mọi người, Gia Cát Lượng trong cuộc viễn chinh Nam Trung lần này, có được thành công triệt để, đích xác ở đây ông đã thực sự nắm được hai nguyên tắc ểê trên.
“Sống bởi lo hoạn nạn, chết bởi thường vui thú”. Mất bởi không lo giữ, là một người điều hành, việc đó một giây phút cũng chẳng thê lơ là được.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.