Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

7. Tam cố thảo lư, Long Trung hiến sách.



Song để Lưu Bị có quyết tâm dứt khoát, tìm kiếm hiền tài trị quốc lại là Từ Thứ (Từ Nguyên Trực) bạn thân của Gia Cát Lượng.

Từ Thứ có tên là Đan Phúc, lúc trẻ thích múa kiếm, nhất tâm muốn làm hiệp khách. Sau tuổi thành niên vì nghĩa mà giúp người làng báo thù, giết kẻ ác bá trong làng nên phải chạy trốn đến nơi khác, đổi tên là Từ Thứ. Từ đấy bỏ võ theo văn, nghĩa lý tinh thục. Tuổi trung niên, lánh thân ở vùng Kinh Tương, với Gia Cát Lượng kết làm bạn vong niên.
Từ Thứ vốn không ưa Lưu Biếu, thường phê bình ông ta là nhu nhược không quyết đoán, thích cầm hư danh, kẻ tài giỏi không được dùng đến, kẻ xấu xa không bị bỏ đi. Bởi vậy yên phận bần cùng, cũng không muốn nhận chức vụ trong phủ Lưu Biểu. Sau khi Lưu Bị đến Tân Dã, Từ Thứ rất muốn đếm thăm kẻ anh hùng đã dám tham dự vịệc mưu sát Tào Tháo, bèn chủ động tìm gặp. Lưu Bị với ông ta đàm luận rất thích thú, bèn lưu ông ta làm tân khách dưới trướng, làm cố vấn và quy hoạch.

Sau khi hiểu rõ tình thế của Lưu Bị, Từ Thứ nói với Lưu Bị: “Tôi có một người bạn thân tên là Gia Cát Lượng vẫn được gọi là Ngọa Long, có tài năng cao hơn tôi nhiều, tướng quân hãy nên tìm đến ông ấy”.
Đó là lần thứ 2 Lưu Bị bị nghe đến đại danh Gia Cát Lượng tự nhiên rất đỗi cao hứng bảo rằng: “Vậy phiền tiên sinh giúp tôi mời ông ấy lại đây!”.
Từ Thứ lại bảo: “Người này tính đạm bạc, trừ phi tướng quân đích thân đến mời, ông ấy không chủ động đên xin việc, tướng quân khá nên uốn mình thân chinh tận nơi thăm hỏi”.
Lưu Bị cần hiền tài như đang khát nước, sau khi hỏi kỹ Từ Thứ, biết rõ Gia Cát Lượng chính là người tài mình đang cần, bởi vậy đặc biệt quý trọng, tự mình dẫn hai viên đại tướng Quan Vũ và Trương Phi, đầu đội mưa tuyết lạnh giá mùa đông, tìm đến ngôi lều cỏ của Gia Cát Lượng ở Long Trung hỏi thăm.

Bởi muốn thăm dò thành ý của Lưu Bị, Gia Cát Lượng cố ý tránh mặt liên tục hai lần không ở nhà. Nghe nói khi Lưu Bị đến lần thứ hai đã gặp Hoàng Thừa Ngạn là nhạc phụ của Gia Cát Lượng, nghĩ rằng Hoàng tiên sinh cũng muốn tự mình giám định ông chủ tương lai của con rể, để có ý kiến tham gia với Gia Cát Lượng. Song, Lưu Bị thực là người nhẫn nại, ông ta ba lần đội mưa tuyết, vì hành động Long Trung, Gia Cát Lượng rất đỗi cảm động, đã ở nhà tiếp đón, đấy là một giai thoại thiên cổ phi thường nổi tiếng trong dã sử dân gian, vẫn gọi là “Tam cố thảo lư cầu Khổng Minh”. Sau này trong “Xuất Sư Biểu” Gia Cát Lượng có viết: “Tiên đế không coi thần là kẻ thấp hèn đem lòng chiếu cố, đã ba lần đến tận ngôi lều cỏ của thần” có thể tin được rằng câu chuyện Tam cố thảo lư là một sự thực lịch sử.

Đối vói một kẻ hậu sinh kém ông ta hai mươi tuổi, Lưu Bị vẫn rất đỗi thành thực đề xuất vấn đề rất khó khăn, mà mình đang quan tâm:
“Triều đình nhà Hán đang khuynh bại, gia thần chiếm cứ ngôi cao nắm quyền, hoàng thượng phải chìm đắm, tình thế rất đỗi nguy cấp. Bởi vậy, tôi không tự lượng sức cũng không biết mình thanh danh chưa đủ, nỗ lực quên mình, bởi muốn nêu cao đại nghĩa với thiên hạ. Phải nỗi không may tự mình hiểu biết nông cạn, đến nay vẫn không thành được một việc. Tuy vấp ngã liên miên, tôi vẫn muốn đem hết sức lực để hoàn thành tâm nguyện, hy vọng tiên sinh chỉ bảo cho tôi một đôi điều…”. “Tam quốc chí” có chép: “Gia Cát Lượng đã đáp lại Lưu Bị bằng tấm chân tình”.
Từ loạn Đổng Trác đến nay, hào kiệt trong thiên hạ cùng nổi dậy, cát cứ châu quận làm đất của mình không kể xiết. Tào Tháo so với Viên Thiệu, thanh danh không bằng, binh lực lại rất chênh lệch, song cuối cùng Tào Tháo vẫn đánh được Viên Thiệu, lấy yếu thắng mạnh, không chỉ cần nắm được thời cơ, mà việc qui hoạch thực rất cần thiết với thời gian dài.
Nay Tào Tháo đã có trăm vạn hùng binh, hơn nữa lại uy hiếp thiên tử để sai khiến chư hầu. Bởi vậy chẳng thể lấy cứng chọi cứng. Tôn Quyền ỏ phía đông nam, chiếm cứ Giang Đông đã trải ba đời, chính quyền tương đối ổn định, địa thế có Trường Giang hiểm trở làm chỗ dựa, đời sống nhân dân sung túc, lương thực nuôi quân đầy đủ, có rất nhiều nhân tài lỗi lạc dưới trướng. Xem thế lực như vậy, hãy nên kết giao làm bằng hữu, chẳng nên gây thành việc thù oán.
Kinh Châu phía Bắc Hán Giang và Mậu Thủy hiểm trở, phía nam có nguồn của cải dồi dào của Nam Hải, đông liền Ngô quốc, tây thông Ba Thục, là đất binh gia muốn tranh chiếm bằng được. Xem tình thế trước mắt, chủ nhân của Kinh Châu hiện nay chẳng đủ sức giữ lấy địa bàn này, đấy chẳng phải là trời cao có ý cho tướng quân đấy ư? Song chủ yếu vẫn là vấn đề ý nguyện riêng của tướng quân.

Ích Châu ở phía tây, địa thế hiểm yếu, bình nguyên phì nhiêu nghìn dặm thực là xứ sở trong mơ. Hán Cao tổ ngày xưa đã kiến lập cơ nghiệp ở đấy tiến ra thống nhất thiên hạ. Lưu Chương làm Ích Châu mục hiện nay là kẻ hồ đồ nhu nhược, vẫn thường bị Trương Lỗ ở phía bắc uy hiếp. Tuy người dân cần cù thật thà, sản vật phong phú, song người lãnh đạo lại không biết quý những điều kiện thuận lợi ấy. Bởi thê không khí trong nước thực bất an, kẻ thức thời mong mỏi có được minh chủ đến điều hành. Tướng quân là hoàng tộc nhà Hán, là hậu duệ của Vương đế, có tín nghĩa với bốn biển, thu được nhân tâm anh hùng các nơi. Nay lại có lòng tiếp thu ý kiến của người khác, cầu tài như khát, biểu thị đầy đủ tấm lòng thành thực trung hưng. Bởi thế hãy nên làm theo đề nghị của tôi, trước hãy chiếm lấy hai châu Kinh, Ích dựa vào thế hiểm trở mà cố thủ, tây hoà với Nhung Địch, nam vỗ về Di Việt, về ngoại giao cần xây dựng đồng minh với Tôn Quyền, về nội chính cần điều hành sáng suốt, bồi dưỡng quốc lực, nhẫn nại đợi thời cơ tốt nhất sẽ hành động.
Một khi đại thế thiên hạ có biến, sẽ phái một viên thượng tướng dẫn binh mã Kinh Châu lên phía bắc trực tiếp đánh chiếm Lạc Dương, còn tướng quân hãy tự mình dẫn đạo quân Ích Châu, theo hướng Tần Xuyên tiên ra thì sợ gì trăm họ không mang giỏ cơm bầu nước ra nghênh tiếp tướng quân. Nếu như cứ theo kế hoạch này mà làm, vậy thì việc xưng bá của tướng quân sẽ thành công, nhà Hán nhất định sẽ trung hưng được.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.