Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện
8. Sáu lần bắt sáu lần thả:
Trận đánh với Hoả Nữ Vương.
Mạnh Hoạch sau khi thua trận ở động Ngốc Long, quyết tâm bố phòng ở căn cứ địa Ngân Khanh, lại tập kết quân lực các bộ tộc vùng Nam Trung để quyết một trận sinh tử với Gia Cát Lượng.
Ngân Khanh Sơn bởi có mỏ bạc mà thành tên, là trung tâm chính trị kinh tế ở vùng Nam Trung, như hiện nay là vùng giữa Quí Châu và Quảng Tây, cũng là mục tiêu chủ yếu nam chinh lần này của Gia Cát Lượng; do người vợ của Mạnh Hoạch là Chúc Dung Thị và gia tộc trụ giữ.
Đương khi Gia Cát Lượng hạ lệnh nam chinh, bộ tộc Chúc Dung công khai tuyên bố sẽ huy động lực lượng của họ, triệt để đánh bại quân Thục Hán.
Bộ tộc Chúc Dung có sở trường về thuật phi đao, sức sát thương rất mạnh, sức tác chiến trong Man tộc rất hiệu quả. Tương truyền họ Chúc Dung là hậu duệ của thần lửa, có rất. nhiều bí thuật về đánh hoả công, họ lại thường mặc chiến bào sắc đỏ, hung hãn và dũng mãnh, khiến người các tộc khác mới nghe danh đã tái mặt rồi.
Mạnh Hoạch sau khi rút về Ngân Khanh Sơn, lập tức triệu lập bốn động chủ thân thuộc với họ Chúc Dung cùng bàn bạc kế hoạch tác chiến trước quân nam chinh Thục Hán. Chúc Dung Thị mạnh mẽ nói: “Muốn đánh bại được đại quán Thục Hán, biện pháp hữu hiệu là trực tiếp trừ khử Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng chết rồi, đạo quân nam chinh sẽ tan vỡ cả”.
“Dùng biện pháp gì giết Gia Cát Lượng nhỉ?”.
“Biện pháp tốt nhất là dẫn họ đến địa điểm quyết chiến, phải lợi dụng điều kiện địa lợi. Phía bắc Ngân Khanh Sơn ba mặt là sông, có một bình nguyên là nơi hiểm yếu ở giữa ba con sông lớn, đây là bình nguyên hình túi, nếu dẫn được quân Thục vào đấy, lại chẹn ở Tam Hà Khẩu. Gia Cát Lượng sẽ thành ra cua ở trong giỏ”.
Lúc này lại truyền đến tin động chủ động Bát Nạp ởphía tây nam là Mộc Lộc Đại Vương cũng dẫn quân đến giúp; “Thuần Thú Sư” – người dạy thú nổi danh – là biệt hiệu của ông ta, quân của ông ta rất đặc biệt, gồm có những động vật hung hãn như hổ, sư tử, voi, tác chiến ở bình địa, sức phá hoại rất đáng sợ.
Mạnh Hoạch được sự viện trợ này, rất đỗi tin tưởng quyết định một trận quyết chiến nảy lửa với Gia Cát Lượng.
Ông ta đến vùng Ngân Khanh Sơn, nơi tụ hội của ba con sông Lô Thủy, Cam Nam Thủy, Tây Thành Thủy để xây dựng thành lũy phòng ngự, và Đoá Tư Đại Vương phụ trách phòng thủ, Mộc Lộc Đại Vương thì đóng trại ở vùng bình nguyên gần đó, đợi thời cơ sẽ tập kích đại quân Thục Hán kéo đến đấy.
Đoá Tư Đại Vương cho mai phục ở trong thành nhiều tay cung nỏ, mỗi cây nỏ có thể cùng một lúc bắn ra 10 mũi tên, đầu mũi tên đểu có tẩm thuốc rất độc, chỉ cần sước da lập tức sẽ thấm vào lục phủ ngũ tạng, chẳng thể thoát chết được.
Nhận được tin tình báo ở tiền tuyến, Gia Cát Lượng phán đoán đây sẽ là một trận đánh ác liệt, bởi thế ông phái Triệu Vân và Ngụy Diên thủ vai chính ở trận này.
Song trước thế đánh bằng tên độc của Đoá Tư Đại Vương, quân Thục Hán trong trận đánh thứ nhất và thứ hai đều tổn thất nghiêm trọng, Triệu Vân đành tuyên bố tạm thời rút quân để xin ý kiến Gia Cát Lượng rồi mới định đoạt.
Gia Cát Lượng hạ lệnh xây dựng công sự phòng ngự, song Đoá Tư Đại Vương lại đánh bằng tên buộc lửa, quân Thục đành phải rút thêm 10 dặm nữa.
Gia Cát Lượng phải hạ lệnh tạm thời nghỉ đánh, sưu tập thêm tình hình địa điểm ở đấy, lại định ra sách lược tiến công mới cho trận này.
Trong thời gian nghỉ đánh, vùng Tam Hà Khẩu đột nhiên nổi gió lớn, trong 2, 3 ngày gió cát mù mịt, ngoài cự li mười thước không nhìn rõ đường. Gia Cát Lượng bỗng nghĩ ra một kế, ông lệnh cho 20 vạn quân Thục Hán, đều phải mặc những áo chứa đất trông giống như là những túi đất di động. Lợi dụng lúc chiều tối gió đang thổi mạnh để tiếp cận thành lũy phòng ngự ỏ Tam Giang.
Đoá Tư Đại Vương tuy đã hạ lệnh bắn tên độc, song gió cản mạnh, cung nỏ bắn không chuẩn, quân Thục Hán đánh đến dưới thành, xếp các túi đất thành đống cao, rất mau chóng tạo thành một quả núi nhỏ cao ngang mặt thành. Quân Thục mau chóng từ núi nhỏ nhảy qua tường vào trong thành.
Bởi binh lực rất chênh lệch, quân phòng ngự cua Đoá Tư Đại Vương nhanh chóng bị tiêu diệt, Đoá Tư Đại Vương cũng chết trong đám loạn quân. Mạnh Hoạch ởdoanh trại Ngân Khanh Sơn, biết tin thua trận ở Tam Giang rất đỗi kinh hoàng, hạ lệnh cho Chúc Dung Thị và Mộc Lộc Đại Vương, tiến vào vùng Tam Giang chuẩn bị giao chiến.
Quân của Trương Nghi và Mã Trung vừa mới vào vùng bình nguyên, lập tức gặp phải tập kích của Chúc Dung phu nhân, tuy Mã Khởi trong bản đồ chỉ vẽ bình Man đã giải thích tường tận phương pháp tác chiến của Chúc Dung Thị, song lần đầu đối mặt với phi đao và hoả tiễn tấn công, Trương Nghi và Mã Trung bị đánh đại bại, Trương Nghi lại bị bắt tại trận.
Nghe tin quân Thục đại bại, Triệu Vân và Ngụy Diên đến tiếp ứng đều giật mình, hai vị lão tướng này đã trải trăm trận đánh, bèn cùng nhau nghiên cứu kế sách tác chiến đối phó với Chúc Dung phu nhân. Hôm sau Triệu Vân đến trước trại khiêu chiến, đương khi Chúc Dung phu nhân phát động tấn công, Triệu Vân tức thì hạ lệnh triệt thóa, Chúc Dung phu nhân thừa thắng đuổi theo. Song Ngụy Diên lại từ một con đường khác xông ra khiêu chiến Chúc Dung Thị, hai bên mới giao chiến, Ngụy Diên lại rút chạy, Chúc Dung Thị đang cao hứng hăng hái truy đuổi. Theo thẳng đến chân núi, Nguỵ Diên đột nhiên quay lại nghênh chiến, Chúc Dung Thị lấy phi đao ném vào Ngụy Diên, song Ngụy Diên huơ đao gạt đi, Chúc Dung Thị mải đánh chẳng ngờ Triệu Vân đột nhiên từ mé bên tiến tới, quân Man lập tức bị rối loạn, Chúc Dung phu nhân rất hoảng loạn, cuối cùng bị Triệu Vân bắt được.
Mạnh Hoạch sau khi được tin Chúc Dung Thị thất bại tái mặt kinh hãi, lập tức lệnh cho Mộc Lộc Đại Vương huy động đại quân dã thú ra trận phản kích lại. Bởi Triệu Vân và Ngụy Diên chưa từng thấy một đạo quân như thế, không dám ứng chiến, phải vội vã rút về đại bản doanh chịu tội trước Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng lại phải đăm chiêu suy nghĩ, trải qua mấy ngày chuẩn bị cuối cùng ông ta cũng nghĩ đượccách đối phó với đội quân dã thú.
Gia Cát Lượng lệnh cho tất cả quân lính đều mang theo một bó cỏ khô, đương khi đội quân dã thú của Mộc Lộc Đại Vương xông đến, quân Thục đốt các bó cỏ, lấy lửa khói để phản kích dã thú. Dã thú thấy lửa khói lập tức rơi vào hỗn loạn, Triệu Vân và Ngụy Diên thừa thế đuổi đánh, Mộc Lộc Đại Vương cũng chết trong đám loạn quân.
Gia Cát Lượng đang ở đại bản doanh, đột nhiên được tin báo, có thủ lĩnh Man tộc, áp giải anh em Mạnh Hoạch đến xin đầu hàng. Gia Cát Lượng hạ lệnh mở cửa chính doanh trại đón đội ngũ đầu hàng đang kéo đến.
Đương khi các thủ lĩnh bộ lạc ép giải anh em Mạnh Hoạch, Mạnh Ưu bị trói chặt vào cửa trại, Quan Sách phụ trách phòng vệ lệnh cho đóng cửa trại, lại sai những thị vệ xung quanh đột kích bắt hết những người đến đầu hàng và anh em Mạnh Hoạch.
Gia Cát Lượng lệnh cho khám người, quả nhiên trong những người đầu hàng và anh em Mạnh Hoạch đều giàu sẵn dao ngắn, dự định giả vờ đầu hàng để vào đưực doanh trại sẽ trực tiếp nhảy vào giết Gia Cát Lượng, chẳng ngờ lại bị khám phá, toàn bộ trở thành tù binh. Gia Cát Lượng hỏi rằng: “Lần này cuối cùng đã tâm phục rồi chứ!”
Mạnh Hoạch đáp: “Là do tôi tự mình chủ động đến để ông bắt được, chẳng phải là bản lĩnh của ông, đương nhiên vẫn chẳng thể phục tùng”.
Từ ghi chép này thấy rằng, Mạnh Hoạch đơn giản chỉ là một đại vương bù nhìn, đâu có giống như khí chất sau này của một đại quan triều đình Thục Hán.
Gia Cát Lượng lại phóng thích vô điều kiện cho Mạnh Hoạch.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.