Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

8. Xác định cụ thể qui hoạch đi từ nhỏ đến lớn.



Cuộc đôi thoại này đương nhiên có chỉnh lý thêm bớt của người đời sau, song có thể tin được rằng vào lúc ấy, quân thần vừa mới gặp mặt, cuộc thảo luận nhất định sẽ kéo dài và tế nhị, trao đổi ý kiến giữa hai bên rất đỗi triệt để. Cuộc đàm thoại này hiển nhiên là được tiến hành rất bí mật, đương nhiên chẳng thể ghi chép đúng với sự thực, Lưu Bị nếu không tạm nương náu ở Kinh Châu, dám đoạt lấy cơ nghiệp từ tay người khác, chẳng những xét về tình về lý có chỗ không thông, hơn nữa lại còn nguy hiểm.

Long Trung Sách có thể nói là một giấc mơ giữa ban ngày, là một qui hoạch phát triển lâu dài đi từ nhỏ đến lớn. Qua cuộc nói chuyện ban đầu xem xét về việc này, chúng ta có thể nhìn thấy. Sau này trong Xuất Sư Biểu, Gia Cát Lượng ví mình “Lo giữ toàn tính mệnh ở đời loạn chẳng cầu nổi danh với chư hầu”, thực ra là người dồi dào nhiệt huyết, ông ta đã thu thập tình hình và phân tích đại thế trong thiên hạ một cách hoàn chỉnh và sáng suốt. Và sau này trở thành đầu não qui hoạch chu tường hợp lý, đề xuất được kế hoạch đi từ nhỏ đến lớn rất cụ thể, trách chi Lưu Bị đã rất mừng rỡ như cá gặp nước vậy.
Tuy Gia Cát Lượng là người theo phái “Thanh lưu” tận trung với hoàng tộc nhà Hán song về quy hoạch lại rất thực tiễn, ông ta chủ trương không lấy cứng chọi cứng với Tào Tháo, mà cần phải liên minh lực lượngvói Tôn Quyền ở Giang Đông, đấy là tinh thần căn bản của chiến lược lớn “liên Ngô chế Tào”.
Nói đến xây dựng cơ nghiệp, Gia Cát Lượng dựa vào lý tính hoàn toàn, ông ta thậm chí rất thực tiễn, nhiều năm ỏ Kinh Tương, lại gặp gỡ với nhiều bậc danh sĩ, Gia Cát Lượng đối với nội tình của chính quyền của Lưu Biểu đã hiểu rất thấu đáo. Ví như Bàng Đức Công, Tư Mã Huy không muốn ra làm việc, chính quyền của Lưu Biểu có nền tảng rất yếu, phái thân Tào và phái phản Tào chèn ép nhau. Lưu Biểu do dự không quyết, đấy là điều đại kỵ của một người lãnh đạo, một chính phủ như vậy sớm muộn sẽ bị sụp đổ; khi Lưu Biểu lâm bệnh nặng, phái thân Tào như Khoái Việt, Hàn Tung nắm quyền điều hành chính trị và ngoại giao, lại được sự ủng hộ của thủy quân như Sái Mạo, Trương Doãn, chẳng qua lục quân đứng riêng ra phản Tào, Hoàng Tổ trấn thủ Hạ Khẩu là chiến hữu rất có tín nhiệm với Lưu Biểu, lại cũng là một đại tướng của phái phản Tào. Lưu Bị vẫn nổi danh anh hùng lại là kẻ đối địch với Tào Tháo, nếu như Lưu Biểu có ý thức khác, Lưu Bị thu được phái phản Tào, trấn áp được lực lượng thân Tào, cũng chẳng phải không có khả năng, Gia Cát Lượng đã lưu ý Lưu Bị lợi dụng khéo léo cơ hội ấy.
Đối với chính quyền Ích Châu cách xa mấy nghìn dặm, những điều Gia Cát Lượng nắm được đã khiến người ta rất đỗi kinh ngạc. Là một người trẻ tuổi, có thể hiểu thấu đại thế thiên hạ đến như vậy, Gia Cát Lượng thực đã có chuẩn bị trước. Tư Mã Huy gọi ông ta là kẻ thức thời tuấn kiệt chính là nói về tài năng ở phương diện này của Gia Cát Lượng.
Ở đoạn cuối cùng lập trường phái Thanh lưu của Gia Cát Lượng là kiên định và sáng tỏ. Điều này cho thấy một nguyên nhân chủ yếu là ông ta rất có cảm tình vói Lưu Bị. Song, lập trường của Lưu Bị phản kháng Tào Tháo ít nhiều thể hiện cảm tính, cơ hồ là ảnh hưởng của việc dược Hán Hiến đế triệu kiến và sự kiến Đổng Thừa năm ấy. Song quan điểm của Gia Cát Lượng chỉ thuần lý tính, việc phục hưng nhà Hán là hình thái ý thức của phái Thanh lưu, nếu xét về tính thế đương thời và địa vị của Hán Hiến đế mà nói, đoạn cuối của Long Trung Sách là không sát thực tế. Gia Cát Lượng cuối cùng bị hãm vào bối cảnh “Cúc cung tận tụy vì nước quên thân”, chính là bị ý thức đó trói buộc cho đến chết xong sự tiến triển về sự nghiệp của Lưu Bị sau này cơ hồ là chiếu theo bản vẽ qui hoạch này. “Long Trung Sách” xác định thế chia ba thiên hạ, liên Ngô chế Tào là chiến lược lớn, cũng chính thực Gia Cát Lượng tuy còn ít tuổi song đích xác là một thiên tài qui hoạch đường dài kim cổ chưa từng có.

Chủ trương của Long Trung Sách thực ra không phái là sáng tạo riêng của Gia Cát Lượng; Lưu Bị nhiều năm bôn ba ở bắc phương, đối với sự thấu hiểu Kinh Tương Ích Châu, nghe được phân tích như vậy có thể lấy làm kinh ngạc. Song đối với sách lược gia ở Kinh Tương, Giang Đông đối với tình thế khách quan đều có nhìn nhận như thế. Lỗ Túc khi mới gặp Tôn Quyền đã từng đề xuất: “Dựng đỉnh ở Giang Đông, chiếm cứ Kinh Châu tiến lên tranh bá với thiên hạ” (Tam quốc chí – chuyện Lỗ Túc). Đại tướng Cam Ninh dưới trướng của Hoàng Tổ khi theo về với Tôn Quyền, cũng đã công khai biểu thị. cha con Lưu Biểu sẽ không giữ được cơ nghiệp, bởi vậy Tào Tháo sẽ đoạt lấy Kinh Châu, tiến sang phía tây mà thu lấy Ba Thục, về phía Tào Tháo, Trình Dục là một tướng lĩnh có tầm nhìn xa và giỏi mưu lược, trong đêm trước đại chiến Xích Bích nổ ra đã phân tích Tôn Quyền sẽ liên hợp với Lưu Bị để đối kháng với sự phát triển của Tào Tháo, đấy là sự tương đồng về sở kiến của khách anh hùng. Riêng trong Long Trung Sách của Gia Cát Lượng sự phân tích thấu triệt, sách lược đề ra rất hoàn chỉnh mà cụ thể, thể hiện rõ đầu óc của Gia Cát Lượng, trí tuệ của một cao nhân, đấy chẳng phải là ông ta có năng lực thần cơ diệu toán của kẻ dự đoán tiên tri như người ta vẫn tô vẽ.

Lời bình của Trần Văn

Bất luận ở thời đại nào, tin tức được sưu tầm chính xác, phân tích chỉnh lý có hệ thống, phán đoán đưa ra quyết sách hữu hiệu, cơ hồ là điều kiện khởi đầu ắt phải có đủ của một nhà sách lược ưu tú. Tư Mã Huy cho rằng kẻ thức thời là tuấn kiệt, ý nói đến điều kiện này.

Xung quanh mỗi cá nhân, xem ra tin tức có thu lấy bao nhiêu cũng không hết, cũng có không ít người thường dùng “sự thực thắng hùng biện” để biểu thị cái mà mình nắm được hoặc nhìn ra mới là sự thực, còn người khác thì không đúng, cho nên chỉ có lập trường của mình mới là có giá trị. Thực ra như vậy chỉ là luận thuyết chỉ biết mình mà thôi.
Vấn đề đầu tiên ở đây là những người này lẫn lộn giữa sự thực và chân thực, sự thực không phải là chân thực, song sự thực là yếu tố cần thiết để suy nghĩ tìm ra chân thực, trong quá trình đó, sự thực rất có giá trị; chưa có sự thực làm tiền đề cho suy nghĩ, chỉ thu được những thiên kiến độc đoán mà không có được chân thực.
“Vấn đề sự thực” là một cách xem xét của mỗi cá nhân trước các sự kiện của thế giới, quan điểm của mỗi cá nhân không giống nhau, sự thực cũng nhìn nhận không giống nhau. Sự thực không phải là cái mơ hồ, nó là điều kiện để suy luận, người thiếu khả năng suy luận, sự thực mà họ nắm được, chưa có giá trị gì. Trước mắt có không ít ý kiến của học giả, khiến chúng ta rất khó vận dụng. Thực ra những suy nghĩ trừu tượng về hệ lý luận của họ, về căn bản không đem đến cho chúng ta sự phân tích, chỉnh lý và phán đoán đúng đắn về vấn đề sự thực.
Cũng có không ít học giả nhận rằng họ là những chính trị gia và nhà kinh doanh đã hơn 30 năm, thực tế thu thập được không nhiều, họ đưa ra những phán đoán không mấy chính xác, thực ra vấn đề không phải nhiều ít nắm thực tế, mà từ những tin tức đã nắm được, phát hiện được “sự thực’’ có thể dùng được. Những nhà chính trị và kinh doanh nổi tiếng trong quá khứ, có một quá trình từng trải và trường thành, có suy tư và hệ lý luận đúng đắn, bởi vậy từ những tin tức nhiều mặt, với quan điểm vận dụng của riêng mình, nêu ra được sự thực khả dĩ. Những chính trị gia và nhà kinh doanh hiện đại, phần lớn được đào tạo qua trường lớp và họ có thể lợi dụng công cụ khoa học để phát hiện sự thực song lại không có biện pháp hữu hiệu để vận dụng sự thực.

Nói cho cùng, có không ít người nhận mình là “chuyên gia”coi sự thực mà mình nhìn nhận là chân thực, để đạt đến mục đích, không vận dụng sự thực để tìm chân thực, mà chỉ cố thủ ở lập trường, “sự thực” của mình, để phủ định “sự thực” của người khác; có thể nói như vậy đã xa rời thế giới thực tiễn, dẫn đến hình thái ý thức rất thiên kiến và độc đoán.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.