Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện

9. Chủ nghĩa hoàn mỹ tích thắng lợi nhỏ chẳng thành đại sự.



Tuy Gia Cát Lượng cao lớn khác người, song ông chẳng hề biết một chút võ nghệ. Văn nhân cầm quân, lại thường dấn thân ở tuyến đầu, thực đáng để kính phục. Thời đại Tam quốc nhiều danh tướng, song cùng dạng với Gia Cát Lượng, tại chiến trường chỉ “động khẩu bất động thủ”, có lẽ chỉ có Lục Tốn danh tướng Đông Ngô từng đánh bại Lưu Bị trong cuộc đông chinh ở Tỉ Qui.

Vốn không xuất thân từ binh nghiệp, Gia Cát Lượng chẳng có kinh nghiệm tác chiến phong phú, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến ông không có năng lực ứng biến linh hoạt ở chiến trường. Bởi vậy, những hành động quân sự của Gia Cát Lượng nặng về sự sắp đặt cẩn thận từ trước, có thể thấy rõ ở mấy lần đánh bại những danh tướng nước Ngụy như Tư Mã Ý, Tào Chân và Trương Cáp, thể hiện tài năng quân sự lỗi lạc của Gia Cát Lượng. Trần Bình lấy “kết quả luận”, phê bình ông không khéo tháo vát, để đến nỗí chinh chiến mãi không thành công, thật cũng không công bằng cho lắm!

Chiến lược định ra sáng suốt, song trong vận dụng chiến thuật, Gia Cát Lượng lại quá đỗi cẩn thận. Ông tư lự chu tất, có nhiều điểm sáng tạo, hành động thường nặng về chủ nghĩa hoàn mỹ, điều đó đã có lần Ngụy Diên góp ý với ông, thiếu tinh thần quyết đoán để nắm những thời khắc then chốt, bởi vậy tuy thường tích thắng lợi nhỏ lại không thể tạo thành đại sự mỹ mãn.
Tương phản với Gia Cát Lượng, Tào Tháo hành động lại quá liều lĩnh, lấy tùy cơ ứng biến để thực hiện chiến thuật, song lại thường bị đánh cho đại bại. Có thể nói, sự hăng hái kiên cường của Tào Tháo, những hành động mạnh mẽ, có thể tạo ra sự phát huy thực lực, đè bẹp được kẻ địch dữ tợn, cuối cùng tạo thành đại sự.
Thiên tài quân sự ở hai con người đối chọi này trong lịch sử Trung Quốc. “Binh pháp Tôn Tử” đã có nghiên cứu và kiến giải độc đáo, song trong thực tế ứng dụng lại có những khác biệt tương đối lớn, vấn đề này thật vi diệu vô cùng, triết học quân sự có nhận xét khác nhau đáng để cho chúng ta nghiên cứu. Cuốn sách này cũng sẽ bàn sâu về vấn đề đó.
Gia Cát Lượng rất nghiêm túc, tính tình kín đáo, chẳng giống như sự khoát đạt biến hoá của Tào Tháo. Song Gia Cát Lượng tâm tư tư lự, có nhiều tính sáng tạo, thích tự mình nghiên cứu phát minh. Ví như những lần Bắc phạt thứ ba thứ tư đã vận dụng những xe vận chuyển nhẹ gọi là trâu gỗ, ngựa máy, trong trận Kiếm Các, lại dùng nỏ liên châu bắn hai mươi mũi tên tự động cùng lúc giết được danh tướng Trương Cáp, đều xuất phát từ những thiết kế của ông.
Cũng bởi luôn trực tiếp dấn mình vào mọi việc như thế, một áp lực lớn đè nặng lên thân thể và tinh thần Gia Cát Lượng dẫn đến những tổn hao nghiêm trọng cho sức khoẻ. Sử liệu chép rằng, phàm xét tội phạt từ hai mươi roi trở lên đều do ông trực tiếp phê duyệt. Ông vốn yêu mến tướng sĩ như thế, xử phạt tuy hơi nghiêm khắc song rất được chúng yêu quý. Lấy cá tính như thế xử lý mọi việc quân sự thường ngày thiên biến vạn hoá, trách chi tì vị của ông chịu không nổi. Khi đối trận ở Ngũ Trượng Nguyên, Tư Mã Ý biết rõ Gia Cát Lượng ăn uống ngày mỗi suy giảm lại nhiều phiền nhiễu, rõ ràng là trường kỳ tư lự dẫn đến bệnh tì vị nghiêm trọng, bèn phán đoán Gia Cát Lượng sẽ không lâu tạ thế, bởi vậy lợi dụng đánh cầm giữ lâu dài để làm chứng bệnh kia thêm trầm trọng, mới hay một đại sự binh pháp cũng không khắc phục nổi những nhược điểm tâm lý của mình!


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.