284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

ĐẶNG VĂN TÒNG



Đặng Văn Tòng là con ông Đặng Văn Trước, người tỉnh Bình Định theo cuộc Nam tiến vào Bến Đồn. Ông có công lập ra làng Gia Lộc, tham gia chống quân Cao Miên xâm lược, trở thành tiên hiền làng Gia Lộc, được nhân dân lập miếu thờ.
Đặng Văn Tòng chiêu mộ nghĩa quân đánh Pháp từ khi quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. Ông được phong là Lãnh binh. Ông liên kết với Lãnh binh Két khởi nghĩa ở Long Giang, Gò Dầu, nay là quận Hiếu Thiện đánh nhiều trận lớn.
Khi Thống đốc Nguyễn Tri Phương được triều đình cử về chỉ huy đại đồn Chí Hòa, đã giao cho ông chỉ huy một trong năm điểm tựa bảo vệ chiến lũy Biên Hòa.

Khi đó quân Pháp đang đi thăm dò, điều tra sự bố phòng của quân ta ở chiến lũy Chí Hòa. Nghĩa quân tăng cường tuần tra tiêu diệt các toán thám báo này.

Ngày 15/10/1860, nghĩa quân bắn bị thương tên đại úy hải quân Harmand khi hắn đi tuần bằng thuyền trên sông Thị Nghè. Cũng trong tháng 10/1860, quân ta lại phóng lao giết chết tên đại úy thủy quân lục chiến Barhe lúc hắn cưỡi ngựa đi tuần ở chùa Hải Tường. Tên Đại tá D’Arière vô cùng lo lắng vì bị quân ta bao vây khống chế. Song Nguyễn Tri Phương chỉ thế thủ, nếu khi đó ông tiến công quân Pháp thì cầm chắc thắng lợi trong tay và cục diện chiến trường Nam Kỳ sẽ đảo ngược.

Ngày 25/10/1860, mặt trận Hoàng Hải (Trung Quốc) kết thúc bằng một Hiệp ước, từ đó quân Pháp được rảnh tay. Tên Đề đốc Charur được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp đi cứu quân của Đại tá D’Arière bị vây khốn ở Gia Định.

Ngày 7/2/1861, một lực lượng lớn quân Pháp từ Trung Quốc kéo về có 2 hộ tống hạm L’Impératrice Eugénee, Remommer, 4 hộ tống hạm hạng nhẹ, 16 thông báo hạm, 17 quân vận hạm, 1 tầu bệnh viện và một số thuyền buồm với 3.000 quân về tới Gia Định.

4 giờ sáng ngày 24/2/1861, quân Pháp bắn đại bác vào 5 vị trí điểm tựa, trong đó có vị trí do Lãnh binh Đặng Văn Tòng chỉ huy và đồn lũy Chí Hòa. Quân ta phản pháo song vô hiệu vì tầm bắn không tới tầu chiến đậu ngoài biển và pháo đặt ở chùa Khải Tường, chùa Kiểng Phước.

Chiến lũy điểm tựa vỡ, Đặng Văn Tòng cho quân rút về chiến lũy Chí Hòa. Quân ta quần nhau với quân Pháp từ 9 giờ sáng đến 18 giờ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại, song quân ta bị tổn thất nặng nề. Ngày hôm, sau quân Pháp tiếp tục tấn công, hơn 1.000 quân sĩ ta tử trận, xác để lại chiến trường, chỉ đưa được thương binh đi. Quân Pháp chết 1 quan 5 Tây Ban Nha, 4 sĩ quan cao cấp, 121 hạ sĩ quan, 1805 binh lính chết trận. Song quân ta tổn thất nặng nề hơn: Nguyễn Tri Phương bị trọng thương, Nguyễn Duy tử trận. Đại đồn Chí Hòa thất thủ.

Lãnh binh Đặng Văn Tòng chạy tới Tha La thì bị Việt gian chỉ điểm cho giặc Pháp bắt. Chúng đầy ông sang đảo Guy Am và ông chết ở đó.

Lãnh binh Đặng Văn Tòng có 10 người con đều tham gia chống Pháp, trong đó có 4 người tham gia Thiên Địa hội bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo. Hai người kết bè trốn thoát, hai người bỏ xác ngoài đảo trong đó có anh Đặng Văn Thoại. 

Họ Đặng bị giặc Pháp gán cho tội làm giặc.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.