284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

MAI XUÂN THƯỞNG



Mai Xuân Thưởng sinh năm 1860 tại thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện Tuy Viễn, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Sau khi thi đậu cử nhân, tháng 7/1885 ông vào Huế dự thi Hội. Dời trường thi, Mai Xuân Thưởng về làng chiêu mộ nghĩa quân hưởng ứng chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi chống Pháp. Với lòng yêu nước căm thù giặc Pháp và ngưỡng mộ nhà vua trẻ tuổi đã dũng cảm rời ngai vàng cùng cuộc sống đế vương vào rừng sâu, núi thẳm lãnh đạo nhân dân kháng chiến, nên gia nhập rất đông. Nghĩa quân suy tôn Mai Xuân Thưởng là Nguyên soái, Bùi Điền quê ở xã Mỹ Hoà là Thống trấn, Nguyễn Đức Nhuận là Hiệp trấn, cùng một số phó tướng, thống binh trở xuống. Lực lượng nghĩa quân Bình Định đông hàng ngàn người.

Ngay sau khi vừa thành lập, tháng 7/1885 nghĩa quân đã đánh chiếm tỉnh thành Bình Định. Nghĩa quân còn đánh phá các làng theo đạo Thiên chúa được thực dân Pháp vũ trang đi cướp phá các làng bên lương, do thám hoạt động của các tổ chức yêu nước, chỉ điểm cho quân Pháp đến đánh phá.

Thủ lĩnh nghĩa quân Mai Xuân Thưởng còn phối hợp với nghĩa quân tỉnh Phú Yên do cử nhân Nguyễn Trọng Trì chỉ huy tấn công tỉnh lỵ Phú Yên vào tháng 9/1885, bắt giam Bố chính Phạm Như Xương theo Pháp. Mai Xuân Thưởng chủ trương mở rộng cuộc khởi nghĩa vào Nam Kỳ, đã phong cho Nguyễn Công Chánh chức Tổng đốc cử vào Nam vận động các sĩ phu và nhân dân khởi nghĩa.

Các trận đánh ác liệt đẫm máu diễn ra giữa quân Nguyễn Thân, Trần Bá Lộc với quân Mai Xuân Thưởng và các tướng trong suốt tháng 7/1887. Nghĩa quân chiến đấu kiên cường, dũng cảm tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Nghĩa quân tuy đông, dũng cảm, hăng hái song chưa được luyện tập thành thục các động tác chiến đấu, vũ khí kém xa địch. Nghĩa quân đánh nhau cả tháng nhưng không có quân tiếp viện, một số căn cứ thiếu lương ăn, nên không cầm cự được lâu.Trong các cuộc chiến, một số thủ lĩnh bị bắt bị hy sinh, nghĩa quân số chết, số tan tác, có một số nản chí bỏ đi. Song các thủ lĩnh Mai Xuân Thưởng, Bùi Điền, Bùi Hiền, Vương Toàn, Nguyễn Trọng Trì, Tăng Doãn Văn (Tăng Bạt Hổ) vãn kiên trì chiến đấu, mở nhiều trận tập kích vào quân triều đình tay sai đắc lực của bọn thực dân Pháp.

Đêm 30/4/1887, Mai Xuân Thưởng quyết định cùng các tướng chỉ huy đội quân BaNa đột kích vào doanh trại của Trần Bá Lộc. Nghĩa quân phá trại giam giải thoát người bị bắt, trong đó có bà Hoàng Thị Nguyệt, mẹ của Mai Xuân Thưởng. Song nghĩa quân không tiêu diệt được hoàn toàn quân địch. Trần Bá Lộc chạy thoát. Trước tình thế bị cô lập, Mai Xuân Thưởng cử ông Mai Xuân Phẩm mang thư và quà sang Xiêm cầu viện. Lực lượng nghĩa quân còn lại chừng 50 người do Mai Xuân Thưởng chỉ huy bănơ rừng, lội suối vào Phú Yên chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa mới. Nhưng ngày 4/5/1887, đội quân mệt mỏi vừa tới chân đèo Phú Quý thì bị Trần Bá Lộc phục kích bắt hết. Ông Phẩm trên đường sang Xiêm cầu viện cũng bị quân của Đồng Khánh bắt đưa về Huế xử giảo.

Mai Xuân Thưởng bị giải về thành Bình Định, triều đình Huế nghị án: “Dương vị Hàm Nghi khởi nghĩa, ân vị Huệ Nhạc phục thù” và giao cho Tổng đốc Bình Định thực hiện án trảm. Mai Xuân Thưởng cùng với Bùi Điền, Nuuvễn Đức Nhuận và 18 đồng chí khác bị giải từ nhà lao Bình Định ra pháp trường ở Gò Chàm, cách đó không xa về hướng Bắc để hành quvết. Riêng Mai Xuân Thưởng bị Đồng Khánh xử “ tội lăng trì xử tử”.

Mai Xuân Thưởng và các đồng chí của ông bị giặc Pháp và triều đình Đồng Khánh xử chém ở Gò Chàm, tỉnh Bình Định vào ngày 15 tháng 4 năm Đinh Hợi (khoảng 15/5/1887), hài cốt đưa về chôn cất ở làng cũ Phú Lạc, quận Bình Khê phía Bắc ngạn sông Côn.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.