284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

NGUYỄN THÁI PHÚC



Nguyễn Thái Phúc quê ở tỉnh Hải Dương là một chiến sĩ chống Pháp kiên cường; Giặc Pháp và chính quyền Nam triều truy nã gắt gao, ông phải cải trang là nhà sư để che mắt giặc. Ông đến tu ở chùa Nham Chàng, tên Nôm là làng Chàng, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam với pháp danh là Sư So. Sư So tham gia nghĩa quân của Đinh Công Tráng, lo việc huấn luyện quân sự, quyên góp, sản xuất lương thực làm quân lương, lo cứu chữa thương binh, chôn cất tử sĩ. Ông còn trực tiếp tham gia các trận đánh lớn ở căn cứ Rừng Chàng, Bưởi, Tâng, Sở Kiện (Hà Nam), chợ Dầu (Vụ Bản, Nam Định)…

Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Triều đình Huế ký Hiệp ước mang tên ”Hiệp ước Hòa bình liên minh” bán rẻ chủ quyền đất nước cho giặc Pháp, Đinh Công Tráng trả chức quan cho triều đình về tuyển mộ quân sĩ, trang bị vũ khí xây dựng căn cứ chống Pháp ngay ở làng Chàng và rừng Chàng. Nghĩa quân do Đinh Công Tráng chỉ huy lên tới 2000 người, chia thành 5 đạo trung quân, tiền, hậu, tả hữu. Sư So tham gia nghĩa quân lo việc huấn luyện quân sư quyên góp, sản xuất lương thực làm quân lương, lo cứu chữa thương binh, chôn cất tử sĩ. Ông còn trực tiếp tham gia các trận đánh lớn ở căn cứ Rừng Chàng, Bưởi, Tâng, Sơ Kiện (HàNam), chợ Dầu (Vụ Bản, Nam Định)…

Khi giặc Pháp tập trung quân đàn áp khốc liệt các căn cứ của Đinh Công Tráng ở Hà Nam, Đinh Công Tráng rút quân về Ninh Bình rồi cùng các tướng lĩnh ở Thanh Hóa xây dựng căn cứ Ba Đình ở Nga Sơn, Thanh Hóa thì Sư So đổi tên là Sư Thọ, giặc Pháp truy lùng ông đổi tên là Sư Dù. Không thể ở Hà Nam, Ninh Bình được, ông về tỉnh Nam Định đến tu ở chùa Lãng Động huyện Trực Định, nay thuộc xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình và đổi pháp danh là Sư Thụ. Ngay khi về Trực Định, sư Thụ đã mộ quân tham gia phong trào kháng chiến do Tạ Hiện lãnh đạo. Ông đã đem quân phối họp với Lãnh Bon đánh quân Pháp trong trận Tống Vũ, huyện Trực Định, nay thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Phong trào Cần Vương thất bại, Sư Thụ liên lạc với Mạc Đình Phúc, người làng Bình Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thủ lĩnh phong trào Mạc Thiên binh để phát triển phong trào ở Thái Bình.

Sư Thụ là người chỉ huy cao nhất của phong trào Mạc Thiên binh tại Thái Bình. Đêm 15 rạng ngày 16 tháng 12 năm 1897, một đội nghĩa binh gần 200 người do sư Thụ trực tiếp chỉ huy theo đê sông Trà Lý tiến về đánh chiếm Phủ Bo. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân ở dinh công sứ đang diễn ra quyết liệt, nghĩa quân chiếm ưu thế áp đảo quân Pháp thì tên giám binh Lit tây (Littaye) mang lính đến bắn mạnh vào phía sau nghĩa quân. Vì không có phòng bị từ trước, nhiều nghĩa quân hy sinh, hàng ngũ nghĩa quân rối loạn. Lợi dụng cơ hội đó, bọn lính mở cổng dinh đánh ra nghĩa quân bị kẹp vào giữa, nên phải rút lui. Sự Thụ trốn lên Kỳ Bá, giặc Pháp kéo tới bao vây. Sư Thụ chỉ huy nghĩa quân
đánh trả quyết liệt, ông bị thương và bị chúng bắt. Các tướng như Lãnh Chuẩn, tức Đỗ Đình Chuẩn cũng lần lượt bị quân Pháp và quân Nam triều bắt. Sau khi quân Pháp bắt được Sư Thụ, Công sứ David sai Tri phủ Kiến Xương Phạm Văn Thụ đem lính về làng Lãng Động, căn cứ của Sư Thụ tịch thu ấn tín, bằng sắc, bắt thêm một số người nữa, giải về tỉnh. Giặc Pháp xử chém ông ở Gò Muống nay là bãi đất lương thực thị xã. 

Về sự kiện này, Giáo sư sử học Đinh Xuân Lâm viết: “Cùng lúc với các cuộc tấn công vào Hải Dương, thành phố Hải Phòng, nghĩa quân Thái bình do Nguyễn Thái Phúc chỉ huy vào đêm 15 rạng ngày 16 tháng 12 năm 1897 theo đê Trà Lý tiến về đánh chiếm tỉnh lỵ”.

Cuộc chiến đấu do Sư Thụ chỉ huy trong phong trào chống Pháp Kỳ Đồng – Mạc Đình Phúc đã chứng tỏ các hòa thượng, sư sãi tuy gửi thân nơi cửa Phật, nhưng vẫn không thoát li cuộc chiến đấu của dân tộc chống ngoại xâm, sẵn sàng cởi áo cà sa cầm vũ khí đánh giặc, nhiều vị đã anh dũng hy sinh da ngựa bọc thây nơi chiến địa.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.