284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

HỒ HỌC



Hồ Học người làng Vân Dương, tổng An Hoà, huyện Hoà Vang, nay thuộc thành phố Đà Nẵng. Ông chiêu mộ được 1000 quân, trang bị,vũ khí đánh Pháp. Nghĩa quân tự trang bị vũ khí, súng bắn nhanh, súng khai hậu là súng trang bị cho quân triều đình có rất ít, chủ yếu là vũ khí thô sơ. Nhân dân huyện Hoà Vang và những nơi ông đóng quân tự nguyện đóng góp thóc gạo. trâu lợn và tiền bạc làm quân lương. Các sĩ phu tham gia vào đội quân của Hổ Học đã làm bài thơ tố cáo bọn xâm lược Pháp cướp nước, và triều đình nhà Nguyễn bán nước.

Hồ Học đã đưa quân đội của mình tham gia Nghĩa hội do Trần Văn Dư, Nguyễn Hàm (Nguyễn Thành) đem quân đánh thành Quảng Nam. Bọn quan tỉnh thân Pháp từ Tuần phủ, Bố chính, Án sát, sợ hãi bỏ thành chạy. Nghĩa quân của Nghĩa hội làm chủ tỉnh thành, lấy súng đạn, vũ khí, quân trang lương thực cho nghĩa quân và cấp phát cho dân. Đội quân của Hồ Học mở cửa nhà tù giải thoát cho những người yêu nước bị chúng bắt giam. Phần lớn tù nhân xin gia nhập nghĩa quân. 

Để cứu nguy cho thành Quảng Nam, quân Pháp và quân triều đình Đồng Khánh tấn công tỉnh thành La Qua. Nghĩa quân phải rút khỏi thành Quảng Nam. Trong một trận đánh không cân sức, Trần Văn Dư bị giặc Pháp bắt rồi anh dũng hy sinh. Nghĩa Hội Quảng Nam cử Nguyễn Duy Hiệu lên giữ vị trí đứng đầu Nghĩa hội và chỉ huy nghĩa quân. Hồ Học là người chỉ huy dũng cảm, có tài cầm quân, đánh thắng quân Pháp nhiều trận. Nguvễn Duy Hiệu giao cho ông chỉ huy nghĩa quân, quản lý vùng đất đai rộng lớn từ đèo Hải Vân đến An Ngãi Đông. Lợi dụng địa hình đồi núi hiểm trở ông đã xây nhiều đồn lũy thành một thế trận liên hoàn, hỗ trợ lãn nhau trong phòng thủ và tấn công. Ông chỉ huy đánh quân Pháp nhiều trận lớn, có trận chiến thắng vang dội như trận dánh quân Pháp ở đèo Hải Vân. 

Trong trận Hố Chiếu, quân Pháp đông gấp bốn lần nghĩa quân, lại có quân tiếp viện, nên nghĩa quân chỉ cầm cự được một ngày thì đồn luỹ bị đại bác của chúng san phẳng. Hồ Học cùng nhiều tướng lĩnh của ông như Tán Bùi, ông Đốc Sành, ông Lãnh Địa, Cai Á. Cai Cải cũng bị chúng bắt. Chúng giải ông về Ty Niết (tức Ty án sát của Nam triều) Hội An tra hỏi. Chính tên đại tá Pháp và tên án sát Quảng Nam hỏi cung. Chúng mơn trớn dụ dỗ ông khai báo nơi ở của thủ lĩnh Nguvễn Duy Hiệu, Phan Bá Phiến và các bí mật của Nghĩa hội, nghĩa quân sẽ được tha. Hồ Học đã quăng cả chiếc ghế vào tên đại tá Pháp. Chiếc ghế vừa quăng đi bọn lính bảo vệ đã bắn chết ông. Giặc Pháp còn giết các ông Tán Bùi, Đốc Lãnh, Lãnh Trinh, Cai Á, Cai Cải. Chúng chặt đầu các ông bêu trên bờ sông Cẩm Lệ để uy hiếp nhân dân. Nhân dân an táng ông ở Hố Chiếu trong đó có nhiều ngôi mộ giả. Mãi đến năm 1957 cháu chắt ông mới dựng bia bên cạnh mộ.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.