284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam
PHẠM VĂN CHÍ
Anh hùng hào kiệt khắp nơi hưởng ứng hịch “đánh Tây – cứu nước của Trương Định”. Ông Phạm Văn Chí là một thân hào vùng Bình Hòa, dân quen gọi ông là Trùm Chí là một người yêu nước, căm thù giặc Pháp đã hưởng ứng chiêu mộ nghĩa quân, trang bị vũ khí đánh Pháp ở vùng Chợ Lớn, Rạch Cát, Bình Đông nay thuộc vùng quận 5, quận 6, quận 8 thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 1862, ba tỉnh miền Đông mất hoàn toàn vào tay giặc Pháp. Giặc Pháp liền điều động quân các nơi về bình định vùng Chợ Lớn, Rạch Cát, Bình Đông. Trong cuộc càn quét lớn, kéo dài nhiều ngày đó, tháng 3 năm 1862 , Phạm Văn Chí bị giặc Pháp bắt. Chúng tra tấn dã man, rồi lại dụ dỗ, mơn trớn ông đầu hàng, khai báo các chiến hữu, và kêu gọi chiến hữu đầu hàng. Phạm Văn Chí hiên ngang bất khuất, không ngớt lời chửi mắng quân giặc.
Không khuất phục được ông, tháng 2 năm 1863, chúng đưa ông ra hành quyết tại làng Bình Đông. Ông lớn tiếng chửi mắng bọn giặc Pháp xâm lược, lũ vua quan bán nước cầu vinh, kêu gọi, nhân dân tiếp tục đánh Pháp. Giặc Pháp chém ông rồi chặt đầu đem bêu. Dân làng đem thi hài ông (không có đầu) an tán ở bên kia rạch Tân Hữu. Sau cải táng đưa về đường Thơ Ký. (Theo truyền thuyết khi giặc bêu đầu ông, một số bà con yêu nước đã lấy lại đem chôn giấu, thờ ở nơi khác, đến nay chưa tìm lại được).
Ngay sau khi ông mất nhân dân lập miếu bằng tranh tre ngay trên mộ ông. Việc thờ cúng không dám công khai vì sợ giặc Pháp biết. Đến năm 1938 các bô lão làng Bình Hòa cùng nhân dân lấy cớ xây đình thờ bản thổ thành hoàng được Thống đốc Nam cho phép xây dựng. Nay đình Bình Hòa và mộ ông Phạm Văn Chí tọa lạc ở số nhà 703 đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Đình còn một tấm bia trong đó có hai câu:
Khí chất danh lưu dương dương tại,
Khiêm trinh quán nhật mẫu dịu hoàng
Dịch:
Khí chất danh thơm trào cuồn cuộn
Trung trinh ngời sáng chiếu rợp trời.
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.