284 Anh Hùng Hào Kiệt Của Việt Nam

ĐỐC TÍT



Đốc Tít còn có các tên khác như: Đốc Tích, Nguyễn Duy Hiệu, Nguyễn Đức Hiệu. Ông vốn dòng dõi họ Mạc, khi nhà Mạc thất thế, đổi sang họ Nguyễn nhưng vẫn thực hiện quy định “sinh Nguyễn, tử Mạc” nên khi ông qua đời, con cháu khấn là Mạc Đăng Tiết.

Đốc Tít sinh ngày 10 tháng chạp năm Mậu Thân (1851), quê làng Yên Lưu thượng, tổng Yên Lưu, huyện Hiệp Sơn, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đốc Tít có công trừ giặc Khách ở các phủ Kiến Thụy, Cẩm Giàng được Nguyễn Thiện Thuật phong chức Hiệp quản tinh binh suất đội. Sau ông lại lập được công lớn, Thống tướng Hoàng Tá Viêm và Phó tướng Nguyễn Thiện Thuật dâng sớ về triều, vua Tự Đức phong ông là Đốc binh, chính tay Hoàng Tá Viêm trao sắc phong cho ông.

Triều đình Huế ký Hòa ước với Pháp, ra lệnh triệt binh, Nguyễn Thiện Thuật chống lệnh, bỏ chức về Đông Triều mộ quân đánh Pháp. Đốc Tít hăng hái tham gia vào đội quân kháng chiến này.

Sau trận đánh thành Hải Dương không thành, Đốc Tít theo Nguyễn Thiện Thuật lên đánh Pháp ở Phủ Lạng Thương, Lạng Sơn. Ông được Tổng đốc Lạng Sơn – Cao Bằng Lã Xuân Oai cấp cho một số vũ khí, ông trở về Kinh Môn (Hải Dương) dựa vào vùng hang động ở thôn Tử Lạc, xã Minh Tâm và các hang động ở dãy núi Thiên Sơn, Trại Sơn (nay Trại Sơn thuộc xã An Sơn, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải phòng) xây dựng đồn lũy, trồng tre gai quanh Trại Sơn. Căn cứ này nằm ở chân núi Thiên Triều, xung quanh được nghĩa quân đào hào đắp lũy, đào hầm chông, đặt cạm bẫy, tổ chức các tuyến ném lao.

Trong năm tháng đầu năm 1889, nghĩa quân Đốc Tít gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại lớn, bộ chỉ huy quân sự Trung-Bắc Kỳ giao cho Thống sứ Bắc Kỳ phải tập trung binh lực tiêu diệt căn cứ Trại Sơn và Cù lao Hai Sông.

Báo chí Pháp cũng phải than phiền: “Đốc Tít ngày càng trở nên nguy hiểm. Mấy tháng trước thiếu tướng Nê gờ ri ê (De Négrier) đưa quân đến hỏi tội y, đã bị y làm vỡ kế hoạch. Một cuộc tiễu phạt mới được tổ chức, kết quả cũng chẳng tốt lành”.

Tuy phá được căn cứ Hai Sông buộc Đốc Tít và một số thủ lính khác phải ra hàng nhưng quân Pháp cũng bị thiệt hại khá lớn, tiêu tốn từ 600 đồng đến 7000 đồng. Giám binh Laune bị thương nặng, 2 viên quản bị chết, trên 100 lính bị chết bị thương.

Bọn xâm lược Pháp rút kinh nghiệm Đội Văn ra hàng vào tháng 3/1889 sau đó lại trở lại đánh Pháp, nên đã quyết định đày ông đi biệt xứ.

Đốc Tít mất ngày 19/12/1916. Con gái ông xin đem thi hài cha về đến Kinh Môn vào ngày 29/12/1917 (tức ngày 16 tháng 1 năm Đinh Tỵ).

Hàng nghìn nhân dân phủ Kinh Môn đã đi đón linh cữu của ông. ¤ng được táng tại nghĩa trang của dòng họ Mạc tại xã Yên Lưu Thượng (thị trấn Kinh Môn) tỉnh Hải Dương.


Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.